Công nghệ

15 tháng 11, 2024
Lần đầu tiên, giới công nghệ và người dân được trải nghiệm không gian mô phỏng của Nhà máy Trí tuệ nhân tạo (AI Factory) và trực tiếp quan sát hệ thống siêu máy tính GPU HGX H100 của Nvidia. [caption id="attachment_7291" align="aligncenter" width="1200"] Không gian mô phỏng nhà máy AI tại ngày hội FPT Techday 2024[/caption] FPT Techday là sự kiện trình diễn những công nghệ, ứng dụng, giải pháp, sản phẩm mới nhất của Tập đoàn FPT diễn ra trong ngày 13 và 14-11. Sự kiện thu hút gần 10.000 người đăng ký tham dự, đặc biệt có sự góp mặt của 500 doanh nghiệp lớn của thế giới. Trải nghiệm nhà máy AI Tại phân khu triển lãm AI, không gian mô phỏng của nhà máy AI với hệ thống siêu máy tính GPU HGX H100 của Nvidia thu hút đông đảo khách tham quan ngay khi bước chân đến triển lãm. AI Factory (Nhà máy Trí tuệ nhân tạo) mô phỏng sức mạnh về xử lý dữ liệu, đào tạo thuật toán và xây dựng các giải pháp AI thông minh để trở thành những trợ lý AI (AI Agent) xuất sắc trong các ngành, các lĩnh vực. Nhà máy giúp người xem hình dung về một công ty sở hữu toàn diện các năng lực hàng đầu về AI từ hạ tầng tính toán “khủng” đến nền tảng cho phát triển ứng dụng và các dịch vụ giải pháp chuyên sâu cho đa ngành, đa lĩnh vực. Tương lai của AI mang đến cho mỗi người dân, mỗi ngành nghề một “trợ lý số”, đồng hành trong mỗi công việc, mỗi tác vụ, để giúp con người sống tiện nghi. Chia sẻ tại ngày hội, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết FPT hợp tác với những cái tên khổng lồ trên thế giới ở lĩnh vực phát triển AI như Nvidia, Landing AI... FPT cũng đặt chiến lược tập trung vào AI để hướng đến mục tiêu xanh hóa. [caption id="attachment_7282" align="aligncenter" width="1020"] Chủ tịch FPT kỳ vọng hợp tác sẽ thúc đẩy AI phát triển mạnh mẽ trong tương lai.[/caption] Đặc biệt, ông Bình “bật mí” nhà máy AI FPT hợp tác với Nvidia tại Việt Nam và Nhật Bản vừa công bố ra mắt. Khi vận hành, dự án này sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý dữ liệu dễ dàng hơn, huấn luyện các mô hình AI để từ đó phát triển nhiều giải pháp tiên tiến hơn. Vị chủ tịch FPT khẳng định cách vận hành cũ vẫn đang tồn tại, các doanh nghiệp cần dùng AI hơn bao giờ hết để hiện đại hóa hơn. "Với AI, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí ở mọi khâu", ông Bình nhấn mạnh. Trình diễn nhiều công nghệ tương lai 5.000m2 triển lãm với 25 gian hàng chia thành 6 phân khu AI, bán dẫn, công nghệ ô tô, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và công dân số đã mang đến một “bữa tiệc” trải nghiệm đa giác quan những công nghệ của tương lai ngay ở thời điểm hiện tại cho hơn 10.000 lượt khách tham dự FPT Techday 2024. Tại phân khu giới thiệu công nghệ bán dẫn, người xem được chiêm ngưỡng những sản phẩm chip make in Việt Nam, trong đó sở hữu đội ngũ thiết kế nòng cốt là các kỹ sư Việt Nam, được trưởng thành từ cái nôi của chip bán dẫn là Nhật Bản, Mỹ. Sản phẩm trưng bày cho thấy năng lực người Việt có thể thiết kế chip nguồn riêng cho từng loại thiết bị, tùy biến theo nhu cầu của khách hàng, giúp họ khai thác sức mạnh của sản phẩm. Từ đó thực hiện kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tự sản xuất chip, tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành bán dẫn. Tại phân khu công nghệ ô tô số, lần đầu tiên khách tham dự được trực tiếp trải nghiệm công nghệ ô tô thông minh với sự hỗ trợ đắc lực của “trợ lái AI”. Khách tham quan được thấy những chiếc xe trong tương lai thông minh hơn, tiện dụng hơn, an toàn hơn, bảo mật hơn bằng các năng lực cốt lõi gồm: phần mềm, AI, chip bán dẫn, IoT, thiết bị dùng kiểm thử/hậu kiểm, cùng hạ tầng AI Factory (nhà máy AI) cho ngành xe hơi do FPT và các đối tác phát triển. Tại phân khu chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, người xem được trải nghiệm những giải pháp như: Kyta Platform (giải pháp xây dựng và quản lý toàn bộ quy trình giao kết điện tử), HR DX (hệ sinh thái giải pháp nhân sự số), akaMES (giải pháp điều độ sản xuất thông minh), akaBot (nền tảng tự động hóa thông minh)... Tại phân khu công dân số, khách tham quan được tiếp cận và trải nghiệm các giải pháp chăm sóc y tế thông minh hay các giải pháp học tập cá nhân hóa với sự trợ giúp của các trợ lý ảo, đi chợ an toàn và tiện lợi…
14 tháng 11, 2024
Là một bộ công cụ toàn diện để phát triển AI từ đầu đến cuối, FPT AI Factory vừa được FPT và NVIDIA chính thức công bố tại sự kiện FPT Techday 2024. Mở màn FPT Techday 2024 ngày thứ hai, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có những chia sẻ đầy cảm hứng về sự thay đổi của tương lai thông qua công nghệ, đặc biệt là AI. Trong đó, anh Bình đề cập đến sự kiện nhà máy AI hợp tác với NVIDIA - dự án được đầu tư với nguồn vốn 200 triệu USD. Khi vận hành, dự án giúp xử lý dữ liệu dễ dàng hơn, huấn luyện các mô hình AI để từ đó phát triển nhiều giải pháp tiên tiến hơn. Trước đó, vào tháng 4 năm nay, FPT và Nvidia đã công bố phát triển nhà máy AI với nguồn vốn đầu tư 200 triệu USD. Cùng với nhà máy AI tại Nhật Bản, các bên hướng đến phát triển AI có chủ quyền cho Việt Nam, Nhật Bản, "hiện thực hóa tầm nhìn chung trong việc trở thành các quốc gia AI". Hôm qua (ngày 13/11), FPT đã chính thức ra mắt AI Factory tại Nhật Bản. [caption id="attachment_7282" align="aligncenter" width="1020"] Chủ tịch FPT kỳ vọng hợp tác sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trong tương lai.[/caption] Anh Trương Gia Bình tin rằng, mọi doanh nghiệp đều có thể tạo ra sức cạnh tranh dựa trên dữ liệu, kiến thức và văn hóa của riêng mình với FPT AI Factory. Thông qua hệ sinh thái đối tác để phát triển và vận hành FPT AI Factory, các đơn vị cam kết tập hợp các nguồn lực và chuyên môn của mình để giải phóng toàn bộ tiềm năng của FPT AI Factory như một nguồn năng lượng thúc đẩy đổi mới mang tính chuyển đổi. Tiếp nối phần trình bày của Chủ tịch FPT, ông Dennis Ang - Giám đốc cấp cao mảng Kinh doanh doanh nghiệp tại ASEAN, Australia và New Zealand của NVIDIA cũng có những chia sẻ đầy hấp dẫn. Để làm rõ nét thông điệp "Chuyển đổi ngay bây giờ", ông Dennis Ang nói về sức mạnh phần cứng - nền tảng để tạo bước tiến cho phần mềm. [caption id="attachment_7281" align="aligncenter" width="1020"] Ông Dennis Ang - Giám đốc cấp cao mảng Kinh doanh doanh nghiệp tại ASEAN, Australia và New Zealand của Nvidia[/caption] Trước khi đi vào giải pháp cụ thể, ông sơ lược về sự phát triển GPU và Tập đoàn. Thành lập từ năm 1993, NVIDIA hiện trở thành tập đoàn đa quốc gia, chuyên về phát triển bộ xử lý đồ họa (GPU) và công nghệ chipset cho các máy trạm, máy tính cá nhân, thiết bị di động. Ban đầu, NVIDIA chỉ coi GPU là công cụ phục vụ game, nhưng sau đã phát triển trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả AI. Trong 10 năm qua, tốc độ GPU đã tăng tốc 1 triệu lần và trong 5 năm tới sẽ tăng gấp 10.000 lần bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, đơn vị cũng phát triển nhiều linh kiện để gia tăng tốc độ tính toán, xử lý của các hệ thống. Theo ông Dennis Ang, 10-15 năm qua NVIDIA đã phát triển những nền tảng công nghệ tốt nhất cho kỷ nguyên tính toán giúp các doanh nghiệp xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình AI. Dựa trên các nền tảng tính toán tăng cường của NVIDIA và AI tạo sinh, NVIDIA đã cùng đối tác triển khai các nhà máy AI. Các nhà máy này sẽ tạo ra các sản phẩm thông minh số. Các nhà máy AI sẽ tạo ra cuộc cách mạng công nghệ mới, giúp các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể thích ứng trong kỷ nguyên mới. “Chúng tôi vui mừng cùng FPT xây dựng nhà máy AI, đưa Việt Nam tiến tới thiên niên kỷ mới của sự tiến bộ. Chúng tôi sẽ cùng FPT xây dựng AI có chủ quyền. Đây là thời điểm có rất nhiều điều cho chúng ta cảm thấy hứng khởi”, ông Dennis Ang hào hứng. “Dự kiến trong thời gian tới, AI sẽ tạo ra khoảng 100.000 tỷ USD giá trị”. [caption id="attachment_7280" align="aligncenter" width="2048"] Anh Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud chia sẻ tại Techday về FPT AI Factory[/caption] Bổ sung thêm những thông tin về dự án, anh Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud - đơn vị trực tiếp phụ trách nhà máy AI đã "tiết lộ" thêm các thông tin tại sân khấu Techday 2024. Anh Việt cho hay, nhà máy AI cung cấp 3 nhóm sản phẩm chính gồm: FPT AI Infrastructure mang tới các dịch vụ đám mây GPU với năng lực siêu tính toán bậc nhất để tăng tốc xây dựng và triển khai các mô hình AI lớn; Nền tảng FPT AI Studio cung cấp các công cụ thông minh giúp xây dựng, đào tạo và tinh chỉnh chuyên sâu các mô hình AI nhờ ứng dụng NVIDIA NeMo; FPT AI Inference, kết hợp với NVIDIA NIM và NVIDIA AI Blueprints, cho phép triển khai và mở rộng các mô hình này về quy mô và số lượng sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, FPT AI Factory cũng cung cấp hơn 20 sản phẩm AI tạo sinh, giúp doanh nghiệp ứng dụng AI nâng cao hiệu suất vận hành, trải nghiệm khách hàng, phát triển nguồn nhân lực, và tối ưu hoá chi phí vận hành. “Chúng tôi hợp tác với NVIDIA xây dựng nhà máy AI với sứ mệnh giúp mỗi doanh nghiệp, cá nhân có thể xây dựng dữ liệu của chính mình, tùy chỉnh các tác vụ phù hợp với văn hóa và hoạt động của tổ chức mình”, anh Lê Hồng Việt khẳng định. Nhà máy AI không sản xuất phần cứng, mà tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển AI. FPT chưa công bố quy mô cụ thể, nhưng cũng hé lộ, trong giai đoạn một sẽ đầu tư "hàng nghìn GPU NVIDIA". Nhà máy khai thác sức mạnh từ chip đồ họa Nvidia Hopper cùng bộ ứng dụng và khung công nghệ Nvidia AI Enterprise mới nhất. Tại mỗi nhà máy, hệ thống siêu máy tính sử dụng GPU H100 dành cho nghiên cứu và phát triển. FPT Techday 2024 đã chính thức bắt đầu chiều hôm qua (13/11), thu hút hàng nghìn người tham dự. Dàn diễn giả FPT lần lượt chia sẻ về những ứng dụng thực tiễn của AI, các công nghệ mới nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cách để xây dựng hạ tầng thông minh phục vụ cho kỷ nguyên AI và đào tạo nhân lực trong thời đại số. Sự kiện cũng thu hút đông đảo giới trẻ yêu công nghệ qua các tọa đàm về thể thao điện tử (eSport). Phiên thảo luận có sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia, tạo cơ hội để công chúng tiếp cận sâu hơn với ngành thể thao điện tử và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Khán giả cũng được theo dõi trực tiếp các trận đấu của hai đội tuyển nổi tiếng Team GAM và Team Flash.
16 tháng 10, 2024
Tinh thần hợp lực “One FPT” tiếp tục được lan toả, thúc đẩy mạnh mẽ trong toàn FPT. Điều này được minh chứng qua 4 dự án hợp lực bán chéo xuất sắc trong quý III mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng, vừa được Tập đoàn khen thưởng. Sáng 14/10, tại buổi họp giao ban cấp Tập đoàn, ban lãnh đạo FPT đã khen thưởng cho 4 dự án hợp tác bán chéo giữa các công ty thành viên (CTTV). Đây là những dự án có thành tích đặc biệt xuất sắc, không chỉ mang lại doanh thu cho đơn vị, mà còn đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chiến lược One FPT. Các dự án này bao gồm 3 dự án hợp tác giữa FPT IS và FPT Smart Cloud cho khách hàng Agribank, DMS Pro, F88 và một dự án giữa FPT Software và FPT Smart Cloud cho khách hàng TP Bank. [caption id="attachment_7136" align="aligncenter" width="1200"] Lãnh đạo FPT IS và FPT Smart Cloud thể hiện quyết tâm trong việc hợp lực bán chéo theo chiến lược “One FPT” của Tập đoàn tại sự kiện ký hợp tác giữa hai bên vào tháng 3/2024.[/caption] Theo đại diện ban lãnh đạo Tập đoàn, việc khen thưởng này là minh chứng cho sự thành công của tinh thần hợp lực One FPT, một chiến lược được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhân rộng trên toàn tập đoàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Dự án cung cấp sản phẩm FPT.AI cho khách hàng Agribank là dự án hợp tác giữa FPT IS và FPT Smart Cloud. Mặc dù đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ khác, FPT đã xuất sắc vượt qua để giành chiến thắng, thậm chí với mức giá thầu cao nhất. Trong vai trò hợp tác triển khai dự án, TGĐ FPT Smart Cloud Lê Hồng Việt chia sẻ: "Dự án này thành công nhờ sự phối hợp hoàn hảo giữa hai bên. FPT IS mạnh về nghiệp vụ và quản lý mua sắm, còn FPT Smart Cloud vượt trội về công nghệ. Sự kết hợp này tạo ra một dự án toàn diện, mang đến sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng”. Với anh Lê Hoàng Ngọc Đạt (FPT IS Bank), lợi thế của FPT đến từ sự am hiểu sâu sắc về thị trường và ngành tài chính ngân hàng, cùng sự hỗ trợ toàn diện từ cả phía công nghệ lẫn nghiệp vụ. Anh Đào Hồng Giang, Giám đốc Khối Tài chính - Ngân hàng FPT IS, khẳng định: "Chiến thắng này là minh chứng cho sức mạnh hợp tác nội bộ, giúp FPT giành được niềm tin và chiến thắng thầu trước các đối thủ mạnh trong ngành". Dự án cho khách hàng DMS Pro là dự án tiêu biểu cho sự phối hợp hiệu quả giữa FPT IS và FPT Smart Cloud trong việc tư vấn, chuyển đổi hệ thống công nghệ dựa trên nền tảng FPT Cloud. Chị Đoàn Thị Nguyên Phương - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh số 11 (FPT IS ES) cho biết: "Dự án này đầy thử thách nhưng chúng tôi đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu của khách hàng sau 2 tháng thử nghiệm POC. Sự hợp tác chặt chẽ giữa FPT IS và FPT Smart Cloud giúp dự án diễn ra thuận lợi, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tư vấn và triển khai". Nền tảng FPT Cloud đã chứng minh giá trị với những lợi thế vượt trội về khả năng đáp ứng nhu cầu đặc thù của thị trường Việt Nam. Với gần 100 dịch vụ đa dạng, từ cơ sở hạ tầng (IaaS) đến nền tảng (PaaS) và ứng dụng (SaaS), FPT Cloud mang đến một giải pháp toàn diện, bảo mật và linh hoạt cho khách hàng, đồng thời luôn nhận được sự hỗ trợ toàn diện, 24/7/365 bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu FPT. Những điều này đã làm gia tăng đáng kể niềm tin của khách hàng với đội dự án. Dự án cho khách hàng F88 là một câu chuyện đặc biệt của team triển khai (hợp lực giữa FPT IS và FPT Smart Cloud) khi “chuyển bại thành thắng” một cách ngoạn mục. Qua đó một lần nữa minh chứng cho sức mạnh của sự quyết tâm và tinh thần hợp lực giữa các CTTV của FPT. Mặc dù ban đầu khách hàng đã chọn ký kết hợp đồng với đối thủ, nhưng nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ, team đã lật ngược tình thế và giành được hợp đồng, thậm chí với giá thầu cao hơn. Anh Nguyễn Ích Vinh, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh số 6 FPT IS cho hay: "Thành công này là kết quả của quyết tâm cao độ và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên. Chúng tôi đã nhanh chóng thuyết phục khách hàng, giành lại hợp đồng dù gặp nhiều khó khăn". Phó Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud Đoàn Đăng Khoa cũng khẳng định: "Hai đội ngũ đã làm việc ngày đêm trong 3 ngày liên tiếp để xây dựng phương án kỹ thuật và đưa ra giá thầu tốt nhất. Sự đồng lòng, phối hợp chặt chẽ đã giúp chúng tôi đạt được thành công ngoài mong đợi". Dự án cho khách hàng TP Bank được đánh giá là một trong những dự án hợp lực chuyển đổi số toàn diện nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của team đến từ FPT Software và FPT Smart Cloud. Mục tiêu của dự án là chuyển đổi toàn bộ hệ thống VoiceBot và Chatbot từ On-premise sang nền tảng đám mây (On Cloud), mở rộng phạm vi triển khai và phát triển các giải pháp công nghệ mới cho TP Bank. Điểm thuận lợi là TP Bank là khách hàng truyền thống của FPT, cũng là khách hàng đầu tiên của FPT dùng giải pháp Onprem VoiceBot, Chatbot. Bên cạnh thuận lợi, anh Nguyễn Bằng Giang, quản lý khách hàng (AM) nhóm dự án khối ngân hàng của FPT Software chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất của dự án là việc thuyết phục TP Bank chuyển đổi hệ thống từ On-premise lên Cloud. Quá trình phê duyệt dự án đã bị từ chối 3 lần ở cấp lãnh đạo cấp cao. Việc ‘review’ hợp đồng cũng kéo dài hơn 6 tháng và các điều khoản được lật đi lật lại nhiều vòng". Ngoài ra, việc thông tin bị phân mảnh do việc trình dự án kéo dài và đầu mối làm việc bị chồng chéo nhiều việc cùng thời điểm (phòng Công nghệ có nhiều nhân sự mới) cũng là những khó khăn mà nhóm dự án phải đối mặt. Để giải quyết những khó khăn trên, 2 team đã liên tục họp và trao đổi với khách hàng trong thời gian dài để giải thích và chứng minh lợi ích của từng mô hình, tính hiệu quả, hỗ trợ cung cấp các dẫn chứng cụ thể. Bên cạnh đó, team cũng theo sát tiến độ qua từng bước trình phê duyệt nội bộ của TP Bank và trao đổi với các bên liên quan để đẩy nhanh tiến độ. Ngày 12/3, chương trình Ký kết hợp tác bán chéo và Kick-off năm 2024 giữa FPT Smart Cloud và FPT IS đã diễn ra, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược thúc đẩy tinh thần “One FPT" của Tập đoàn FPT. FPT IS và FPT Software cũng có một số dự án hợp lực bán chéo trên phạm vi toàn cầu, có thể kể đến như chào bán thành công dịch vụ Global IT Infra Due Diligence và Hệ thống quản lý tích hợp (IMS) đầu tiên cho khách hàng tỷ đô trong lĩnh vực giấy của Nhật Bản vào tháng 4/2024.
03 tháng 10, 2024
Tối 02/10, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc diễn ra Gala Better Choice Awards 2024, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong năm về đổi mới sáng tạo và tiêu dùng thông minh, do NIC tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Lễ trao giải có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng; Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương; Giám đốc NIC Vũ Quốc Huy, các lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, lãnh đạo báo chí, truyền hình cùng nhiều KOLs liên quan đến tiêu dùng. Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết Việt Nam đang trong tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát huy nguồn lực của con người Việt Nam. Từ chủ trương này, trong thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển toàn diện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo môi trường thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. "Tôi tin tưởng rằng, với sự làm việc hiệu quả của hội đồng gồm 20 chuyên gia hàng đầu, đa lĩnh vực, cùng với sự tham gia bình chọn của hàng triệu người tiêu dùng trên toàn quốc, giải thưởng Better Choice Awards 2024 sẽ thực sự là một hình thức đánh giá hiệu quả với những sản phẩm, giải pháp công nghệ đột phá, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng." - ông Trần Quốc Phương chia sẻ. [caption id="attachment_7034" align="aligncenter" width="2000"] Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương phát biểu tại sự kiện.[/caption] Tại hạng mục Innovative Choice Awards (tôn vinh những sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp mang tính đột phá, đem lại giá trị thực tiễn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng), FPT Smart Cloud được vinh danh là "Thương hiệu đổi mới sáng tạo phục vụ người dùng và doanh nghiệp" với giải pháp FPT AI Mentor - Trợ lý học tập thông minh ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI. Giải pháp giúp đánh giá kiến thức hàng ngày cho nhân viên, cá nhân hóa nội dung đào tạo theo điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân, giúp tiết kiệm thời gian đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp. [caption id="attachment_7033" align="aligncenter" width="1552"] Ông Dương Lê Minh Đức (thứ 2 từ trái sang) đại diện FPT Smart Cloud nhận giải thưởng cho giải pháp FPT AI Mentor.[/caption] Giải pháp còn cho phép người học tùy chỉnh nội dung, tốc độ học thông qua quá trình AI phân tích khả năng tiếp thu và tiến độ học tập. Hệ thống báo cáo, phân quyền theo từng vai trò, nhiệm vụ được thiết lập logic, giúp người quản lý có thể kiểm tra, đánh giá toàn diện 100% quá trình học tập của nhân viên. Ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud chia sẻ: "Sứ mệnh của chúng tôi là biến mọi doanh nghiệp thành doanh nghiệp số dựa trên sáng tạo và đổi mới về công nghệ và sản phẩm. Giải thưởng là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ và là minh chứng cho năng lực công nghệ vượt trội về Trí tuệ nhân tạo của FPT Smart Cloud". Theo các chuyên gia, Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành yếu tố quyết định sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tương lai. Ứng dụng AI trong đào tạo đội ngũ với giải pháp FPT AI Mentor đã đánh dấu một bước chuyển mình đột phá trong cách tiếp cận đào tạo truyền thống của doanh nghiệp. Giải thưởng Better Choice Awards 2024 tôn vinh, đề cao, cổ vũ, khuyến khích những thành tựu đổi mới sáng tạo phục vụ lợi ích người tiêu dùng, khẳng định vai trò tiên phong của các thương hiệu trong nhiều lĩnh vực. Với sự tham gia của nhiều lãnh đạo Bộ, Ban ngành, các lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước sự kiện thu hút được sự quan tâm của cộng đồng.
01 tháng 10, 2024
Trong khuôn khổ Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, FPT.AI vinh dự được trao danh hiệu "Giải thưởng Nền tảng AI vì Tương lai Doanh nghiệp Số" (AI Platform for the Future of Digital Enterprises Award), hạng mục Giải pháp Trí tuệ nhân tạo tiêu biểu xuất sắc.  FPT.AI là nền tảng trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi công ty FPT Smart Cloud, thành viên tập đoàn FPT.  Trong chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, FPT.AI vượt qua 750 giải pháp đến từ 20 quốc gia, FPT.AI đã ghi điểm xuất sắc với Hội đồng chuyên môn, đạt danh hiệu “Giải thưởng Nền tảng AI vì Tương lai Doanh nghiệp số” nhờ những đóng góp tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua các sản phẩm ứng dụng AI made-by-Vietnam, hướng đến một Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững, số hóa toàn diện. FPT.AI vinh dự được Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp trao cup vinh danh. [caption id="attachment_7020" align="aligncenter" width="625"] Ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud (thứ 2 từ trái sang) nhận giải thưởng vinh danh[/caption] Các giải pháp tham gia dự thi được đánh giá gắt gao bởi các chuyên gia dựa trên bảy tiêu chí trực tiếp về năng lực, khả năng nhân rộng và tác động bền vững đến doanh nghiệp, kinh tế. Sở hữu bề dày kinh nghiệm triển khai, tích hợp giải pháp, FPT.AI hiện đang là đối tác công nghệ của hơn 100 doanh nghiệp lớn tại 15 quốc gia, với hàng nghìn dự án đã đi vào hoạt động thành công, đa dạng lĩnh vực như Tài chính Tài chính – Bảo hiểm, ngân hàng, Thương mại điện tử, Y tế, Vận tải, Hành chính công…, phục vụ hàng chục triệu người dùng cuối mỗi năm.  Trong nhiều phần đánh giá, FPT.AI được hội đồng đánh giá cao bởi năng lực công nghệ vượt trội, hệ sinh thái giải pháp đa dạng, giải quyết triệt để bài toán của người dùng. Hệ sinh thái giải pháp của FPT.AI đã được ứng dụng AI tạo sinh (Generative AI), có khả năng khai thác tối đa sức mạnh công nghệ để xử lí nhiều bài toán thực tế của doanh nghiệp bao gồm cả khâu chăm sóc khách hàng và vận hành. Đặc biệt, sau hợp tác chính thức với NVIDIA, FPT.AI đã tăng tốc quá trình ứng dụng cùng hệ thống siêu máy chủ mạnh mẽ nhất hiện nay, sở hữu hiệu năng cao gấp 3 lần, đồng thời giảm 3 lần thời gian huấn luyện, đáp ứng các yêu cầu tính toán khổng lồ với hàng nghìn tỷ tham số của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).  Nền tảng FPT.AI bao gồm 5 nhóm giải pháp chủ lực: Nhóm giải pháp chăm sóc khách hàng ưu việt (Conversational AI) bao gồm FPT AI Chat, FPT AI Engage - nền tảng xây dựng và quản lý hội thoại tự động, ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), FPT AI Enhance - giải pháp nâng cao chất lượng tổng đài. Nhóm giải pháp tối ưu vận hành bao gồm FPT AI Read - trích xuất dữ liệu từ văn bản và số hóa tài liệu, FPT AI eKYC - định danh khách hàng điện tử, ứng dụng các công nghệ Thị giác máy tính tiên tiến nhất bao gồm Xác định ký tự quang học (OCR), nhận dạng khuôn mặt (Face Recognition), xác minh thực thể sống (Liveness Detection). Đến nay, FPT.AI đã triển khai hơn 3,125 chatbot, 3,200 Trợ lý ảo, phục vụ hơn 200 triệu tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng mỗi tháng, giúp tăng đến 67% năng suất và giảm đến 40% chi phí cho doanh nghiệp, mang lại đột phá về hiệu suất làm việc, tối ưu nguồn lực và tăng trưởng doanh thu.  Là một trong những chiến lược mũi nhọn, AI nói chung và FPT.AI nói riêng được đầu tư mạnh mẽ nhằm mục đích thúc đẩy AI có chủ quyền (Sovereign AI), xây dựng hệ sinh thái AI dựa trên nền tảng dữ liệu Việt Nam, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia và tạo ra những giá trị thực sự cho nền kinh tế.   Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, ông Lê Hồng Việt chia sẻ: “Mỗi sản phẩm và dịch vụ của FPT.AI đều có sự khác biệt vượt trội nhờ ứng dụng AI và AI tạo sinh. FPT.AI sẽ không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm mang lại những giá trị cho cộng đồng, không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, mà còn đưa Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh bằng công nghệ.”  [caption id="attachment_7021" align="aligncenter" width="1675"] Trưng bày hệ sinh thái FPT.AI tại Triển lãm Ngày hội Ngày hội Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024[/caption] Danh hiệu "Giải thưởng Nền tảng AI vì Tương lai Doanh nghiệp Số" vừa là sự ghi nhận, vừa là động lực giúp FPT.AI tiếp tục tiên phong phát triển các ứng dụng AI tiên tiến nhất hiện nay. Những giải pháp FPT.AI thế hệ mới sẽ là chìa khoá, mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, không chỉ tăng trưởng bền vững, mà còn giúp các doanh nghiệp Việt nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam nằm trong khuôn khổ Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra ngày 1-2/10 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Ngày hội gồm chuỗi hoạt động hội thảo, diễn đàn công nghệ. Thông qua sự kiện này, Tập đoàn FPT mang đến gian hàng truyền tải một thế giới mới, nơi hội tụ Trí tuệ nhân tạo và bán dẫn - hai công nghệ được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định sẽ định hình Việt Nam số. Chủ đề được FPT lựa chọn là: “Leading Innovation with AI & Semiconductors”, bao gồm các giải pháp AI & bán dẫn nổi bật, thể hiện sự tiên phong, dẫn đầu của FPT trong việc đổi mới sáng tạo không ngừng. Hy vọng rằng, chip và AI made by FPT sẽ góp phần đưa Việt Nam ngày càng phát triển về công nghệ cao, trở thành điểm đến mới của thế giới. Tìm hiểu thêm về các giải pháp FPT.AI tại: fpt.ai
30 tháng 07, 2024
Cùng xu thế chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững của thế giới, FPT Smart Cloud chính thức triển khai cấp phát dịch vụ FPT Cloud Desktop cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong Quý 03/2024. Đối tượng bắt buộc chuyển đổi: BOD và Managers Khối vận hành CBNV ngoài 2 đối tượng trên đăng ký sử dụng tại: https://uservice.fci.vn/secure/SSC01CreateTicket.jspa?processId=79&catalogId=2&issueKeys= Thời hạn đăng ký: Hết 31/07/2024 Lộ trình chuyển đổi: Từ nay đến 31/07: Tiến hành cấp phát cho 100% CBNV thuộc BOD, Manager, Khối Vận hành và các CBNV đăng ký thành công tại link đăng ký Từ 01/08/2024 – 10/08/2024: Hỗ trợ sử dụng và chuyển dịch làm việc dần lên FPT Cloud Desktop Sau 10/08/2024: Chuyển dịch làm việc hoàn toàn trên FPT Cloud Desktop Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ yennth136@fpt.com để được hỗ trợ. FPT Cloud Desktop là dịch vụ ảo hoá máy tính cung cấp môi trường máy tính ảo hoàn chỉnh, , mang đến môi trường làm việc linh hoạt, gia tăng tính bảo mật, an toàn dữ liệu cho người dùng. Dịch vụ mang đến nhiều lợi ích ưu việt với: Truy cập từ bất kỳ đâu: Truy cập vào môi trường làm việc từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Bảo mật và an toàn: Dữ liệu và ứng dụng được trên máy ảo được bảo mật chặt chẽ. Linh hoạt và mở rộng: Tùy chỉnh các thông số của phần cứng trên máy tính ảo một cách dễ dàng, nhanh chóng, phù hợp nhu cầu sử dụng của người dùng. Tiết kiệm chi phí phần cứng: Không cần phải mua hoặc duy trì máy tính cục bộ có cấu hình cao. Thay vào đó, người dùng sẽ sử dụng môi trường máy tính ảo được cung cấp bởi FPT Cloud. Xem thêm tại: https://fptcloud.com/product/cloud-desktop/
02 tháng 07, 2024
Sau 12 năm gây dựng, công ty công nghệ Nhật Next Advanced Communications (NAC) quyết định tìm đối tác tin cậy để sáp nhập, với mong muốn phát triển hơn nữa. 17 công ty nước ngoài đã tìm đến nhưng bị NAC từ chối. Cuối cùng, vị CEO già của NAC đã rưng rưng xúc động trao gửi niềm tin cho một công ty công nghệ Việt Nam - FPT. Vị thế ấy, FPT chưa từng tưởng tượng đến khi 25 năm trước đứng ở "chợ người" xin việc. Dấu chân công nghệ Việt đi ra biển lớn Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay có khoảng trên 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài với doanh thu ước tính khoảng 7,5 tỷ USD. Doanh thu thị trường xuất khẩu nước ngoài đang đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang bị suy giảm và thị trường CNTT nội địa gặp khó khăn, chủ trương đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài đã mở ra không gian mới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và khẳng định uy tín của thương hiệu sản phẩm công nghệ số "Make in Viet Nam", khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới. Tuyến bài Dấu chân công nghệ Việt đi ra biển lớn ghi lại những câu chuyện xúc động của hành trình 25 năm nỗ lực vươn ra biển lớn của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng làm thế nào để đạt được mục tiêu “từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính” trong thời gian tới. Cách đây 25 năm, rất ít thông tin về Việt Nam xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Trong giai đoạn những năm 1999, 2000, cũng có một vài công ty Việt Nam đã ra nước ngoài nhưng thực sự khi nhắc đến Việt Nam, các đối tác trên thế giới không biết gì hơn ngoài hai từ “chiến tranh” hoặc hỏi lại “Việt Nam ở đâu?”. Chúng ta chưa có thương hiệu quốc gia. Với ý nghĩ ngành công nghiệp phần mềm có thể đưa Microsoft trở thành đế chế, làm cho nhiều công ty Trung Quốc, Ấn Độ trở nên giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn, ông Trương Gia Bình, nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng FPT cũng sẽ làm được như Microsoft, Việt Nam cũng sẽ làm được như Trung Quốc hay Ấn Độ. Và FPT sẽ vượt qua biên giới địa lý quốc gia, vươn ra thế giới như các công ty toàn cầu khác, FPT sẽ tiên phong xuất khẩu phần mềm, FPT sẽ ghi dấu Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới. Nhưng ngay từ đầu, ông Bình và các cộng sự đã tin tưởng rằng FPT nói riêng và Việt Nam nói chung không thể thành công nếu thiếu đi sự cộng hưởng, ủng hộ từ xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước. Để phát động “cuộc chiến” xuất khẩu phần mềm cho Việt Nam, FPT đã khởi xướng chiến dịch truyền thông, đưa khái niệm phần mềm vào mọi nơi mọi lúc, tới mọi đối tượng trong xã hội. “Ai cũng nói về phần mềm. Chính phủ bàn về phần mềm. Tỉnh, thành phố, quận huyện cũng bàn về phần mềm. Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm đã trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra một cơ hội phát triển đất nước”, ông Hoàng Minh Châu, Thành viên Hội đồng sáng lập FPT, Cố vấn cấp cao của Tập đoàn FPT hồi tưởng. Năm 1998, FPT đã quyết định thành lập bộ phận chuyên trách xuất khẩu phần mềm đầu tiên của FPT – “Software 2000” với nhiệm vụ xuất khẩu phần mềm sang Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản trong năm 1998-1999, tiến tới mở văn phòng vào năm 2000. Năm 1999, bước chân đầu tiên của FPT ra biển lớn là mở văn phòng tại Bangalore, Ấn Độ, nơi được xem là Silicon Valley của châu Á. Theo ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc FPT kiêm Tổng Giám đốc FPT Software, khi đó, người FPT có niềm tin rằng: “Ấn Độ là cái chợ phần mềm, và cứ ra chợ đứng thì kiểu gì cũng kiếm được người mua”. Tuy nhiên, sau 1 năm “đứng” ở chợ phần mềm Ấn Độ, việc bán phần mềm không thuận lợi. Năm 2000, chi nhánh FPT India chuyển thành văn phòng đại diện và đóng cửa một thời gian ngắn sau đó vì không ghi nhận được bất cứ hợp đồng phần mềm nào. Tiếp sau Ấn Độ là Mỹ. Năm 2000, FPT mở tiếp văn phòng tại Silicon Valley, thậm chí còn thuê cả “Tây” làm giám đốc bán hàng. “Nhưng rồi chúng tôi nhanh chóng phải đóng cửa vì lý do đơn giản, không ai muốn giao việc cho chúng tôi”, ông Trương Gia Bình, vị “thuyền trưởng” chèo lái con tàu FPT đi ra biển lớn, nhớ lại. “Ở thời điểm đầu tiên khi đi ra nước ngoài, FPT đã phải “đơn thương độc mã”. Chúng tôi phải mất 5 năm để thuyết phục được các doanh nghiệp công nghệ khác đi theo con đường xuất khẩu phần mềm”, ông Trương Gia Bình tiếc nuối. Năm 2002, với việc kêu gọi thành lập Hiệp hội Phần mềm và CNTT Việt Nam (VINASA), FPT đã không còn lẻ bóng trên con đường hiện thực hóa giấc mơ mang trí tuệ Việt Nam ra toàn cầu. VINASA cùng với các doanh nghiệp như FPT, CMC, TMA, Hài Hòa…đã tạo thành một đàn chim Việt bay đi khắp thế giới. Tại Nhật Bản - thị trường thành công nhất với các doanh nghiệp Việt ngày nay, những bước chân đầu tiên không dễ dàng. Chủ tịch Trương Gia Bình ngậm ngùi kể lại: “Trong giai đoạn đầu tiếp cận đối tác, khách hàng Nhật Bản, vì không biết tiếng Nhật nên chúng tôi bị khách hàng nói khéo, “Chúng tôi rất muốn hợp tác với FPT nhưng các bạn chờ chúng tôi học xong tiếng Anh đã”. Để trả lời các đối tác Nhật Bản, tôi khẳng định “Chúng tôi sẽ học tiếng Nhật để quay lại bàn chuyện hợp tác với các bạn bằng tiếng Nhật””. Và giờ Nhật Bản là thị trường lớn nhất với doanh thu chiếm khoảng 50% tổng doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài của FPT, đưa FPT trở thành một trong những doanh nghiệp công nghệ nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại đây. “Phía trước tôi không có con đường nào cả, Phía sau tôi đường đã được tạo ra”, ông Trương Gia Bình dẫn lại câu thơ của nhà thơ, nhà điêu khắc Nhật Bản, Takamura Kotaro (1883-1956). Đại ý là đường là do chúng ta tạo ra, cứ đi rồi sẽ thành đường. Với tài sản quý giá nhất là tâm huyết, là khát vọng, FPT đã mở được con đường góp phần đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ số. Những câu chuyện về FPT dưới đây sẽ minh chứng cho đúc kết ấy của ông. Nhận được thư mời nghiệm thu dự án của Zenrin, Tập đoàn bản đồ lớn nhất Nhật Bản, Giám đốc FPT Nhật Bản Đỗ Văn Khắc nghĩ lần này cũng sẽ giống như bao lần nghiệm thu dự án khác mà ông và cộng sự đã làm trong suốt hơn hai thập niên qua. Đó là rút kinh nghiệm và bàn thảo cơ hội hợp tác trong tương lai. Nghĩ vậy, nên ông chỉ đi cùng một cộng sự là Nguyễn Thị Mỹ Chi, người trực tiếp phụ trách dự án. Nhưng ông Khắc đã nhầm. Vừa bước vào cửa ông và cộng sự đã thấy hơn 500 nhân sự của Zenrin đứng xếp vòng quanh từ sảnh cho tới hành lang vòng trên tận lầu 3 tòa nhà trụ sở của Zenrin. Họ cùng vỗ tay và mỉm cười chào đón ông và cộng sự. Hai người lọt thỏm trong tiếng vỗ tay và vòng người Zenrin. Chưa hết bất ngờ, sau tràng pháo tay giòn giã, đại diện Zenrin tận tay trao bằng khen cho ông Khắc và cộng sự để cảm ơn những gì FPT đã làm vì sự thành công của dự án. Đây là màn cảm ơn đầy bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của ông Khắc và cộng sự. “Lúc bước vào, trước khung cảnh đấy, tôi ngây ngất và hơi choáng ngợp. Tôi đã không nói được gì chỉ biết cùng Mỹ Chi cúi đầu lia lịa đáp lại sự chân thành của khách hàng”, ông Đỗ Văn Khắc nhớ lại. [caption id="attachment_6471" align="aligncenter" width="1570"] Giám đốc FPT Nhật Bản Đỗ Văn Khắc và cộng sự lọt thỏm trong tiếng vỗ tay và vòng người Zenrin.[/caption] Tập đoàn Zenrin do ông Masatomi Osako thành lập vào năm 1948. Lúc đầu, Zenrin chỉ là một nhà xuất bản sách du lịch ở tỉnh Beppu, Oita Nhật Bản, nhưng Zenrin đã tạo nên khác biệt với những quyển sách có bản đồ chi tiết, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc nói chung và du khách nói riêng. Theo thời gian, công nghệ phát triển, bản đồ điện tử dần trở thành xu hướng thời thượng. Zenrin cũng chuyển mình theo xu hướng này và họ cần một đối tác tin cậy để song hành. Không đồng hành cùng Zenrin trong dự án số hóa bản đồ Nhật Bản ngay từ đầu nhưng FPT lại đóng vai trò quyết định sự thành bại của dự án. Zenrin đặt ra cho FPT bài toán “vá” hàng nghìn lỗi trong thời gian vẻn vẹn 3 tháng để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của các thông tin trên bản đồ sau khi số hóa. Một khối lượng công việc khổng lồ. Không “vá” được hết lỗi, không đúng hạn không những mất tiền mà còn mất mặt với khách hàng, thậm chí là mất đi mối quan hệ đã được thiết lập từ năm 2015. “Chúng tôi đã hạ quyết tâm rất lớn và ra quyết định: “Không đúng hạn là phải đền”, ông Khắc nhớ lại. 120 kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm trong lĩnh vực bản đồ đã được nhanh chóng huy động để tham gia dự án. Họ làm việc liên tục không kể giờ giấc, kết nối liên tục giữa hai đầu chiến tuyến Việt Nam và Nhật Bản với một mục tiêu duy nhất: “vá” thành công tất cả các lõi đúng hạn. FPT đã cập nhật lại dữ liệu, hoàn thiện tất cả các quy trình vận hành, đưa hệ thống vào hoạt động xuất sắc đúng thời gian đối tác cần. “Lúc đó, chúng tôi chỉ biết đây là một dự án cần thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, và đã đón nhận, huy động nguồn lực nhanh nhất, thực hiện tốt dự án và báo cáo với đối tác hàng ngày để khách hiểu, hỗ trợ kịp thời, cung cấp dữ liệu đầu vào cho mình đúng hạn…”, ông Đỗ Văn Khắc kể lại. Zenrin đã nhận được kết quả hơn nhiều cái họ mong đợi, họ đã chào đón, tặng bằng khen cho FPT theo một cách đầy bất ngờ. Và sau đó, lúc ngồi ăn tối cùng nhau, trong câu chuyện họ kể, Giám đốc FPT Nhật Bản Đỗ Văn Khắc mới hiểu ra FPT đã làm được một việc lớn cho Zenrin. “Thị trường nào cũng cần niềm tin, đặc biệt là Nhật Bản, mang lại giá trị cho khách hàng, tạo dựng niềm tin bằng sự nhiệt thành và kết quả trong công việc. Cho khách hàng gặp người thật, để họ hiểu được tiềm năng, năng lực của mình có thể đáp ứng được quy mô lớn hơn, việc khó hơn, và đi được con đường dài cùng họ. Tôi cho rằng đây là những điểm quan trọng cho sự phát triển quan hệ giữa hai bên”, ông Khắc đúc rút. Sau cú “xoay chuyển” ngoạn mục đó, Zenrin đã phát triển không ngừng. Hiện nay, rất nhiều công ty có nghiệp vụ cần sử dụng bản đồ hay các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến bản đồ đều đang sử dụng dữ liệu của Zenrin. Và FPT đã trở thành đối tác tin cậy, đồng hành với Zenrin trong nhiều dự án lớn và quan trọng hơn. Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc lịch sử chưa từng có về sự tri ân đặc biệt của tập đoàn Zenrin được lan truyền rộng rãi trong FPT với sức lan tỏa mãnh liệt. Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà nói, “bức ảnh đó thể hiện sự công nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của công ty và sự tôn trọng, đánh giá cao của khách hàng đối với trí tuệ của đội ngũ kỹ sư của chúng tôi. Kiên trì, chân thành, nỗ lực thế nào cũng có được sự tin tưởng của khách hàng và có dự án lớn, dự án to”. Ở lĩnh vực hàng không, FPT đã viết nên một câu chuyện “không tưởng”, trở thành đối tác của cả hai tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Gần một thập niên trước, FPT gửi hồ sơ đề xuất hợp tác với Airbus. Hồ sơ ấy nằm lẫn trong hàng nghìn hồ sơ khác. Điều đó có nghĩa là nó chưa từng được mở ra. Và lãnh đạo FPT nghiệm ra một điều, cần phải tìm mọi cách để gặp người đứng đầu của Airbus. [caption id="attachment_6432" align="aligncenter" width="2000"] FPT là công ty công nghệ đầu tiên ở Đông Nam Á được Airbus lựa chọn phát triển nền tảng Skywise – nền tảng dữ liệu mở cho ngành hàng không thế giới.[/caption] Ngay khi cơ hội đến, ông Bình đã chọn cách không nói về mình mà đặt một câu hỏi: “Trong cuộc cách mạng chuyển dịch số (Digital Transformation) này, Airbus định làm gì?”. Câu hỏi này đánh trúng tâm tư của những nhà lãnh đạo cấp cao của Airbus, từ đó hiểu được họ đang muốn gì. Câu hỏi này cũng đã giúp FPT có cái hẹn tiếp theo với lãnh đạo cấp cao của Airbus. Ở lần gặp này, lãnh đạo FPT cũng vẫn không nói về mình mà gợi chuyện với câu hỏi: “Ông có thể chia sẻ cho tôi về Chiến lược chuyển đổi số (Digital Transformation Strategy)?”. Ngoài việc nhận được câu trả lời cho câu hỏi này, FPT còn nhận được một cái hẹn tại thủ phủ của Airbus. Năm 2017, FPT là công ty công nghệ đầu tiên ở Đông Nam Á được Airbus lựa chọn phát triển nền tảng Skywise – nền tảng dữ liệu mở cho ngành hàng không thế giới. Cùng với 4 tên tuổi lớn khác là IBM, Accenture, Capgemini, Sopra Steria, FPT phát triển kho ứng dụng và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho ngành hàng không. Để có tên trong danh sách đối tác của Airbus, FPT đã phải mất 5 năm miệt mài làm các "bài tập" kiểm tra năng lực vô cùng khó về Big Data (dữ liệu lớn), Xử lý hình ảnh, AI (Trí tuệ nhân tạo)… Từ một “kẻ ngoại đạo”, nhờ sự đầu tư nghiêm túc về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới, FPT đang ngày càng tiến sâu hơn vào sân chơi của các đại gia ngành hàng không thế giới với vai trò một công ty tư vấn và cung cấp các giải pháp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện. Trên mỗi chuyến bay bất kỳ đều có dòng code “Made by FPT”. Trong một lĩnh vực tiềm năng khác là công nghệ phần mềm cho ô-tô, Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam này đã ký hợp đồng trị giá 30 triệu USD cho 1 hãng tier-1 của Nhật, FPT đảm nhiệm gần như toàn bộ các phần mềm liên quan AUTOSAR - chuẩn kiến trúc phần mềm ô-tô mà tất cả các hãng, các nhà sản xuất trong ngành ô-tô đều phải tuân thủ. Theo công bố gần đây của Everest Group về ACES (Automated, Connected, Electric, and Share Vehicles) đối với 26 nhà cung cấp phần mềm ô-tô trên toàn cầu, FPT được định vị trong nhóm đối thủ chính (Major Contenders) cùng với nhiều tên tuổi lớn như Infosys, Tata Technologies, Cognizant, NTT DATA… Trong 10 năm qua, FPT đã kịp xây dựng mạng lưới khách hàng "đáng gờm" trong mảng công nghệ ô-tô với 150 doanh nghiệp, trong đó có các hãng tên tuổi trên thế giới như Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP... Đặc biệt, trong lĩnh vực này, công ty cũng đã có khách hàng mang đến 200 triệu USD doanh thu. Mới đây nhất, FPT cũng đã thành lập công ty FPT Automotive tại Mỹ nhằm mang đến những giá trị mới như tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường, mở rộng độ phủ, tăng hiệu quả phát triển sản phẩm cho các hãng xe trên toàn cầu. Động thái này cũng cho thấy, FPT đang đẩy mạnh tập trung hình thành kinh nghiệm, năng lực chuyên sâu trong các lĩnh vực chuyên ngành có tiềm năng và cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 40% trong những năm gần đây, mảng công nghệ phần mềm ô-tô đã đóng góp quan trọng vào việc cán mốc 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT trong năm 2023. Trở thành đối tác tin cậy của những gã khổng lồ đứng đầu trong các lĩnh vực vẫn chưa đủ. Để bổ khuyết và nâng cao năng lực, FPT đã chọn con đường nhanh nhất là tìm cách thu nạp các công ty cùng ngành có tiếng tăm từ Mỹ, Nhật, châu Âu… thông qua con đường M&A. Dù 60-90% các thương vụ M&A gặp thất bại do khác biệt về văn hóa làm việc thì may mắn là đến nay, các thương vụ M&A của FPT đều thành công. Trong đó, phải kể đến quyết định giao "sinh mạng đứa con" mà mình đã nuôi nấng 12 năm qua của nhà sáng lập Next Advanced Communications (NAC) tạo nên thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên của FPT trên đất Nhật. [caption id="attachment_6437" align="alignnone" width="1500"] Next Advanced Communications (NAC) là thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên của FPT tại Nhật Bản.[/caption] Sau hơn 12 năm tạo dựng và phát triển NAC - Công ty dịch vụ công nghệ của Nhật Bản với gần 300 kỹ sư, chuyên gia chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, trong đó nhiều người thuộc Top 40 thế giới về Salesforce, CRM…, Nhà sáng lập NAC quyết định "gả bán" công ty không phải để lấy tiền, mà là chọn mặt gửi vàng, chọn người đủ tin cậy để thay họ tiếp tục nuôi dưỡng, tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho công ty. Trong 2 năm, ban lãnh đạo NAC đã làm việc với 17 công ty để thương thảo về việc mua bán này, nhưng không tìm được đối tác phù hợp. Còn phía FPT, từ năm 2013, hoạt động M&A đã được đưa vào chiến lược của tập đoàn với khoản ngân sách dự kiến 100 triệu USD/năm nhằm tăng cường năng lực công nghệ, mở rộng quy mô thị trường, khách hàng, nguồn nhân lực. Trong suốt thời gian đó, FPT đã hoàn tất nhiều thương vụ M&A ở Mỹ và châu Âu. Nhưng suốt 7 năm tìm kiếm, họ vẫn chưa thành công trong M&A tại Nhật Bản cho đến khi gặp NAC. “Từ lâu, chúng tôi đã muốn xây dựng hợp tác thật chặt chẽ với đối tác Nhật Bản, lên kế hoạch M&A với những công ty tiềm năng tại thị trường này. Nhưng người Nhật có những nét văn hóa đặc trưng, tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ...”, bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software bộc bạch. Đầu năm 2023, FPT biết đến NAC, nhận thấy đây là nơi có nguồn lực mình cần. Nhưng để thuyết phục một doanh nghiệp Nhật bán cho người nước ngoài thật sự không dễ. Đại diện FPT đã phải “năm lần bảy lượt” nói chuyện với lãnh đạo NAC mới thuyết phục được họ gửi gắm đứa con tinh thần của mình cho FPT. “Mình thất bại cũng nhiều khi tìm mua các thương vụ M&A tại Nhật Bản, nên lần đầu tiên mua được thấy rất vui. Giống như tình yêu đầu đời vậy”, Giám đốc FPT Nhật Bản Đỗ Văn Khắc cười nói. Khi thương vụ mua bán xong xuôi, FPT mời ban lãnh đạo NAC sang Việt Nam. Được trực tiếp nhìn thấy những gì FPT đã và đang làm, vị CEO già của NAC rưng rưng xúc động vì thấy quyết định trao gửi của mình đúng đắn. “Khi đó, bác Makoto Hanaoka (CEO NAC) hiểu rằng, triết lý của FPT về chăm sóc nhân viên, tôn trọng con người rất phù hợp với cách thức vận hành công ty của bác”, bà Chu Thị Thanh Hà kể lại. Từ khi đưa các thương vụ M&A vào mục tiêu chinh phục thế giới, “là việc phải làm chứ không phải là việc nên làm”, FPT đã không ngừng thu phục các doanh nghiệp quốc tế về với mình. Thương vụ M&A đầu tiên của FPT, cũng là thương vụ M&A đầu tiên trong ngành CNTT Việt Nam được ký ngày 18/6/2014 tại Berlin, Đức giữa FPT và RWE. Ngay sau đó, RWE IT Slovakia – công ty chuyên trong lĩnh vực CNTT của RWE, chính thức trở thành công ty 100% vốn tại châu Âu của FPT và được đổi tên thành FPT Slovakia, chuyên cung cấp dịch vụ mới là hạ tầng kỹ thuật đô thị (Public Utility System) cho không chỉ châu Âu mà còn ở thị trường khác trên toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản. Rồi tiếp đến là Intellinet Consultant (Mỹ), Intertec International (Mỹ), Cardinal Peak (Bắc Mỹ) và Oasis (Pháp). [caption id="attachment_6439" align="aligncenter" width="960"] FPT bắt đầu các thương vụ mua bán và sáp nhập tại Mỹ và châu Âu.[/caption] Tăng cường mua bán sáp nhập ở nước ngoài không chỉ giúp FPT rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường, tạo vị thế tại thị trường nước ngoài, tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ CNTT tổng thể cho các khách hàng trên toàn thế giới mà còn là một đòn bẩy quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ thị trường toàn cầu với những dự án hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD. Điển hình là sau 5 năm, thương vụ M&A Intellinet Consultant đã mang về cho FPT một khách hàng đạt quy mô doanh số trên 100 triệu USD/năm. Đây là khách hàng đầu tiên trong lịch sử 25 năm toàn cầu hóa của FPT đạt mốc doanh số này. Và FPT kỳ vọng đã có khách hàng trăm triệu USD đầu tiên thì sẽ có khách hàng trăm triệu USD thứ 2, thứ 3 ... Sau 35 năm hình thành và 25 năm vươn ra toàn cầu, đến nay, FPT đã hiện diện tại gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, cung ứng dịch vụ, giải pháp công nghệ chuyển đổi số đến hơn 1.000 khách hàng, trong số đó có gần 100 khách hàng thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (Fortune Global 500). Đánh giá về kết quả của FPT, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng phát biểu tại buổi trò chuyện với lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Tập đoàn FPT nhân ngày đi làm đầu tiên của năm Giáp Thìn 2024: “Đây là một bước tiến lớn, có tính bứt phá, đưa FPT vào một thứ hạng khác, một đẳng cấp khác”. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Một doanh nghiệp công nghệ số mà không thành công ở nước ngoài thì chưa thể gọi là thành công. Ngành thông tin và truyền thông tự hào vì có tới 1.500 doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường nước ngoài và con số đã đạt trên 7,5 tỷ USD.”, Bộ trưởng nói. Niềm tin ấy đặt những doanh nghiệp như FPT vào những giấc mơ lớn hơn. FPT ấp ủ sẽ đạt 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài vào năm 2030. Con số này sẽ đưa FPT bước lên đẳng cấp cao hơn trong nhóm doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD của thế giới, với các cột mốc tỷ USD từ 1 thị trường, doanh thu tỷ USD từ 1 chuyên ngành, hợp đồng tỷ USD và lợi nhuận tỷ USD. Theo bà Chu Thị Thanh Hà, “trước đây với chúng tôi, hợp đồng 1 triệu USD được gọi là to nhưng bây giờ hợp đồng to phải là 5 triệu USD, 10 triệu USD. Và số lượng những hợp đồng to như thế này ngày càng gia tăng”. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, số lượng hợp đồng 5 triệu USD mà FPT ký kết đã bằng xấp xỉ 70% tổng số hợp đồng Tập đoàn ký được trong cả năm 2023. [caption id="attachment_6448" align="aligncenter" width="1920"] Bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software.[/caption] Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ: “Nếu như trước đây, FPT luôn phải chủ động đi tìm đối tác, khách hàng thì nay rất nhiều khách hàng, đối tác lớn lại chủ động tìm đến Việt Nam và FPT. Đã đến lúc thế giới cần Việt Nam. Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của thế giới trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, công nghệ ô-tô, chip bán dẫn, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Đây cũng chính là những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập tầm vóc của Việt Nam trong những thập kỷ tới.” Và với vị thế ấy, FPT sẽ lại tiếp tục nối dài khát vọng đưa trí tuệ Việt Nam vươn xa toàn cầu, khẳng định tên tuổi Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới. Và ngày 1/7 tới, FPT sẽ khai trương văn phòng thứ 17 tại Nhật Bản. Văn phòng này sẽ trở thành trụ sở chính mới của FPT Nhật Bản, nằm tại tầng 33 trong tòa nhà hạng A ở trung tâm Tokyo, một vị trí đắc địa cho tiếp cận khách hàng. Nhóm phóng viên
01 tháng 07, 2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thổi một nguồn năng lượng tích cực thay đổi mạnh mẽ ngành Bán lẻ toàn cầu, không chỉ tối ưu hóa vận hành, tạo ra những cách thức tương tác mới với khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp có sự tăng trưởng vượt trội về kinh doanh. Theo Fortune Business Insights, quy mô thị trường AI trong ngành Bán lẻ toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 9,36 tỷ đô-la vào năm 2024 lên 85,07 tỷ đô-la vào năm 2032, với tốc độ CAGR là 31,8%. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng ấn tượng này và ứng dụng AI cho các mục tiêu kinh doanh là một trong những yếu tố then chốt. Cuộc cách mạng số hóa thúc đẩy các doanh nghiệp Bán lẻ ứng dụng AI để tự động hóa nhiều mảng vận hành, nâng cấp trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự và mang đến những trải nghiệm chất lượng cao cho khách hàng, giúp doanh nghiệp vừa gia tăng lợi nhuận, vừa tối ưu quy trình kinh doanh.  AI có thể nâng cao trải nghiệm cho cả doanh nghiệp và khách hàng bằng những giải pháp tiến tiến như quản lý hàng tồn kho, quy trình vận chuyển, phân tích dữ liệu, dự đoán nhu cầu, chăm sóc khách hàng (CSKH)... Dữ liệu người dùng là “kho báu” và sau khi được các thuật toán AI phân tích, dữ liệu là bằng chứng thực tế để các doanh nghiệp có những đánh giá chuyên sâu, nhằm thấu hiểu khách hàng, xây dựng chiến lược tăng trưởng, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, nâng cao cơ hội dẫn đầu xu hướng thị trường. Khách hàng sẽ được phân loại và tự động đề xuất những sản phẩm/dịch vụ, chương trình khuyến mãi phù hợp, cá nhân hóa theo đúng nhu cầu, hành vi, sở thích... Đồng thời, nhiều giải pháp AI có khả năng CSKH đa kênh, 24/7 thông qua Trợ lý ảo (chatbot và voicebot), mang đến cho khách hàng một hành trình mua sắm thú vị, hiệu quả, nuôi dưỡng lòng trung thành, sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp, từ đó nâng cao tỉ lệ quay lại mua hàng, tăng trưởng doanh thu.  So với nhiều phương pháp dịch vụ khách hàng truyền thống chậm chạp và lỗi thời, Trợ lý ảo AI với sự phản hồi tức thì, mọi lúc mọi nơi đã trở thành tiêu chuẩn tương tác của doanh nghiệp với khách hàng. Tại Việt Nam, Trợ lý ảo FPT.AI được tích hợp đa kênh, đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời. FPT AI Chat (chatbot) tích hợp trên các nền tảng nhắn tin như Messenger, Zalo, Instagram; Trợ lý ảo FPT AI  Engage (voicebot) tích hợp vào hệ thống tổng đài CSKH có khả năng tự động tiếp nhận các cuộc gọi đến, thực hiện đồng thời hàng nghìn cuộc gọi đi và các cuộc gọi theo kịch bản có sẵn. Bên cạnh những tác vụ sơ cấp như trả lời các câu hỏi thường gặp, nhiều doanh nghiệp Bán lẻ triển khai Trợ lý ảo thực hiện các tác vụ phức tạp như khảo sát khách hàng, tư vấn sản phẩm/dịch vụ mới, nhắc lịch hành trình vận chuyển, tiếp nhận khiếu nại... Điểm mạnh nổi bật của Trợ lý ảo AI là khả năng thực hiện đồng thời khối lượng truy vấn lớn mà không ảnh hưởng đến chất lượng phản hồi, đồng thời dễ dàng tích hợp liền mạch với hệ thống CRM của doanh nghiệp. Không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng, hợp lý hoá hoạt động và tiết kiệm chi phí, Trợ lý AI còn mang đến trải nghiệm dịch vụ nhanh hơn, trực quan hơn và được cá nhân hoá tốt hơn cho khách hàng. Bên cạnh các hoạt động vận hành, nguồn nhân lực chuyên môn cao là nền móng cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã có những chiến lược đầu tư dài hạn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, bổ trợ kiến thức chuyên môn, định hướng nhân sự cách thức tận dụng khả năng của AI trong học tập và công việc, nhằm khuyến khích nhân sự phát triển sự nghiệp, gia tăng thế mạnh bản nhân. Xây dựng trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT GenAI theo chiến lược GenAI-fist của công ty FPT Smart Cloud, FPT AI Mentor là phương pháp đào tạo thế hệ mới, hội tụ nhiều ưu điểm, tiện ích cho người học. Giải pháp FPT AI Mentor được lòng các đơn vị bán lẻ do sở hữu nhiều tính năng thông minh, hiện đại, giúp xoá bỏ rào cản học tập về vấn đề thời gian, không gian, sự linh hoạt, chủ động, đồng thời giúp người quản lý biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, từ đó xây dựng các khoá đào tạo phù hợp với năng lực hoặc có kế hoạch nhân sự theo thế mạnh của nhân viên. [caption id="attachment_6424" align="aligncenter" width="889"] Đại diện FPT Smart Cloud – Ông Nguyễn Tấn Hưng chia sẻ về ứng dụng AI trong lĩnh vực Chuỗi cung ứng – TP.HCM, ngày 27/12/2024[/caption] Ngày 27/06/2024, tại sự kiện cấp cao về chiến lược chuyển đổi số giữa các lãnh đạo doanh nghiệp C-Talk, Giám đốc Kinh doanh AI khu vực phía Nam của FPT Smart Cloud - Ông Nguyễn Tấn Hưng đã chia sẻ về những giải pháp AI tiên tiến, có tính ứng dụng cao trong ngành Bán lẻ, đang được triển khai thực tế và giải quyết một cách hiệu quả yêu cầu khắt khe của nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam.  Ngành Bán lẻ đang khai thác tối đa tiềm năng và tận dụng hiệu quả sức mạnh của AI vào nhiều khâu trong quy trình vận hành của doanh nghiệp, giúp tối ưu cả về cơ sở vật chất và con người, từ đó đạt được những lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng bền vững trước thời cuộc.  --- Nguồn trích dẫn số liệu: https://www.fortunebusinessinsights.com/artificial-intelligence-ai-in-retail-market-101968
28 tháng 06, 2024
Vừa qua, 3 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ mạng internet của người dùng tại Việt Nam. 3/5 tuyến cáp quang gặp sự cố, nhiều doanh nghiệp lao đao Một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết sự cố mới nhất xảy ra với tuyến Intra-Asia (IA) sáng 13/6, được xác định do lỗi rò nguồn trên nhánh S1 hướng đi Singapore. Trước đó, hai tuyến khác kết nối Việt Nam cũng gặp trục trặc gồm APG từ tháng 3 và AAE-1 vào ngày 23/5, đều chưa được khắc phục. Không chỉ cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ qua mạng bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp lớn cũng ghi nhận thiệt hại vì sự cố mạng mấy ngày qua. Đại diện của hãng hàng không Air Asia tại Việt Nam xác nhận, vì máy chủ của trang bán vé trực tuyến Air Asia Việt Nam đặt ở nước ngoài nên với sự cố mạng internet, lượng truy cập vào trang này của hãng giảm đến 38% so với ngày thường. "Do ảnh hưởng của đứt cáp quang biển nên việc đăng nhập vào game và nạp thẻ đôi khi gặp sự cố gián đoạn. Những người chơi nạp thẻ vào game gặp lỗi không nhận được tiền trong game hãy gửi seri thẻ đến cho quản trị viên, quản trị viên sẽ kiểm tra và hoàn lại tiền vào game nếu thẻ của bạn được nạp thành công mà lại không nhận được", quản trị viên của một game online ra thông báo. Các nhà mạng tại Việt Nam đã áp dụng nhiều phương án chia sẻ lưu lượng giữa các tuyến cáp quang kết nối quốc tế, mở các kênh truy cập bổ sung, tận dụng các tuyến cáp quang trên đất liền... để đảm bảo kết nối của người dùng. Hiện vẫn chưa rõ lịch sửa chữa cũng như thời điểm các tuyến cáp quang được khắc phục sự cố. Thống kê cho thấy cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới đứt khoảng 10 lần mỗi năm và mỗi lần kéo dài khoảng một tháng. Điều này khiến nhà mạng chỉ khai thác sử dụng được 3/4 khả năng của tuyến cáp đó. Đứt cáp quang biển đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên sự cố chỉ xảy ra với các liên lạc ở quốc tế, với các dịch vụ, trang web đặt máy chủ trong nước… hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cố này. Cloud Local – Lối đi mới của riêng doanh nghiệp Việt Với tình trạng đứt cáp xảy ra thường xuyên và kéo dài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đưa ra phương án giải quyết triệt để bằng cách chuyển hệ thống về chạy ở các nhà cung cấp dịch vụ Cloud uy tín trong nước để đảm bảo trải nghiệm người dùng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Akamai và Gomez.vn, người dùng internet mong muốn tốc độ tải của một website chỉ khoảng 2s hoặc ít hơn, đặc biệt đối với những trang thương mại điện tử, bán lẻ, giáo dục. Việc sử dụng dịch vụ Cloud trong nước mang đến nhiều lợi thế về: Tốc độ truy cập: Một trong những lợi ích quan trọng của việc chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước là tốc độ truy cập nhanh hơn đối với người dùng tại Việt Nam. Khi website được lưu trữ trên máy chủ gần vị trí địa lý của người truy cập, thời gian tải trang sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng sẽ được cải thiện. Đặc biệt, người dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự cố đứt cáp quang quốc tế. Đảm bảo quy định và vấn đề pháp lý: Việc chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước đảm bảo người dùng tuân thủ các quy định pháp lý và quyền riêng tư của Việt Nam (như Nghị định 53 và Nghị định 13 của Chính Phủ). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web chứa thông tin nhạy cảm hoặc liên quan đến khách hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Tối ưu chi phí: Dịch vụ đám mây trong nước thường không phải chịu các khoản chi phí thuế và quy định gắt gao như đối với dịch vụ đám mây quốc tế. Cùng với lợi thế khoảng cách vận hành máy chủ, các giải pháp Cloud trong nước có chi phí thấp hơn nhiều so với nước ngoài. Điều này giúp giảm tổng chi phí cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ. Hỗ trợ kỹ thuật: Bởi trong cùng múi giờ nên doanh nghiệp sẽ được nhận sự hỗ trợ 24/24, kể cả giờ cao điểm. Bên cạnh đó, việc thuê dịch vụ đám mây trong nước như FPT Cloud giúp doanh nghiệp dễ dàng trao đổi thông tin hơn do không gặp khó khăn trong vấn đề bất đồng ngôn ngữ cũng như rào cản về khoảng cách địa lý như khi làm việc cùng đơn vị nước ngoài. Doanh nghiệp như thế nào nên sử dụng dịch vụ Cloud trong nước? Doanh nghiệp có tập khách hàng chủ yếu ở Việt Nam. Doanh nghiệp thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, truyền thông và quảng cáo. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sở hữu các website giảng dạy trực tuyến; hoặc cung cấp các khóa học và bài giảng thông qua video, hình ảnh, âm thanh. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Với những lợi thế về tính bản địa cùng hệ sinh thái +80 giải pháp, dịch vụ, FPT Cloud sẵn sàng đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. Doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud tại: https://fptcloud.com/ hoặc hotline 1900 638 399. Ánh Dương

Đăng ký theo dõi ngay!

Đừng bỏ lỡ các thông tin mới nhất về các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi!
Đăng ký ngay