Công nghệ

21 tháng 06, 2024
FPT vừa được đưa vào danh sách 500 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á (The Southeast Asia 500) và là công ty lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ CNTT trong khu vực do Fortune đánh giá. Fortune nổi tiếng với những bảng xếp hạng uy tín thế giới như Fortune 500, Fortune Global 500, Fortune Europe 500… [caption id="attachment_6339" align="aligncenter" width="878"] Trụ sở FPT ở số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy.[/caption] Các công ty tại 7 quốc gia bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Philippines và Campuchia được Fortune đánh giá dựa trên tiêu chí doanh thu năm 2023. Đây là lần đầu tiên Fortune thực hiện bảng xếp hạng tại Đông Nam Á nhằm phản ánh câu chuyện tăng trưởng ấn tượng của khu vực này thông qua sự phát triển và tăng trưởng của các công ty lớn trong đa lĩnh vực. Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết: “Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của hàng vạn cán bộ nhân viên, FPT đã vượt đỉnh, vươn tầm và gia tăng vị thế, năng lực công nghệ trên quy mô toàn cầu. Đứng trước những cơ hội mới của thị trường, của ngành CNTT và của các xu hướng công nghệ mới, FPT sẽ tiếp tục kiến tạo những giá trị, lợi ích đẳng cấp lâu dài, bền vững cho các bên liên quan đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như khu vực”. FPT là nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ CNTT lớn nhất khu vực, Top 50 công ty Dịch vụ CNTT châu Á (theo Gartner Market Share: Services, Worldwide, 2023), hoạt động trong ba lĩnh vực cốt lõi: Công nghệ, Viễn thông và Giáo dục. Hiện diện tại 30 quốc gia, FPT đang không ngừng mở rộng hiện diện trên toàn cầu, vốn hoá đã vượt mốc 7 tỷ USD (tính đến thời điểm tháng 6/2024). Năm 2023, FPT đạt doanh thu 52.618 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.203 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,6% và 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 6.470 tỷ đồng, tăng trưởng 21,8%. Lần đầu tiên Tập đoàn cán mốc 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài. 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt tương ứng 23.916 tỷ đồng và 4.313 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 19,9% và 19,5% so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 05/2024, Công ty đã thắng thầu thêm 05 dự án lớn tại thị trường nước ngoài với quy mô trên 05 triệu USD/dự án, đưa tổng số dự án đã thắng từ đầu năm đến nay lên 26 dự án, cho thấy nhu cầu đầu tư cho công nghệ ngày càng cao trên toàn cầu và khẳng định uy tín, năng lực công nghệ của FPT. Hiện, FPT là đối tác của các công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như Hàng không, Ô tô, Ngân hàng, Dịch vụ Tài chính và Bảo hiểm, Chăm sóc sức khỏe, Sản xuất, Năng lượng… trong đó, có gần 100 khách hàng đứng trong danh sách các công ty Fortune Global 500. Tập đoàn luôn chú trọng nâng cao năng lực trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao như Chăm sóc sức khỏe, Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm (BFSI), Năng lượng, công nghệ ô tô (Automotive). Đồng thời, không ngừng đầu tư, nâng cao năng lực trong các mảng công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, BigData… Năng lực chuyên ngành cùng thế mạnh công nghệ là “vũ khí” cạnh tranh của FPT để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn. Năm 2023, hồ sơ khách hàng của FPT lần đầu tiên có khách hàng đạt quy mô doanh số trên 200 triệu USD. Trong năm 2024, FPT đặt mục tiêu tăng 17,5% doanh thu và 18,2% lợi nhuận trước thuế và bước lên đẳng cấp cao hơn với cột mốc 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời, FPT sẽ tiên phong phát triển các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, công nghệ ô tô, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. L.N
31 tháng 05, 2024
Theo Báo cáo Thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu mới nhất của Gartner - công ty nghiên cứu và tư vấn về CNTT hàng đầu thế giới, FPT đứng trong Top 50 công ty dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) châu Á xét theo tiêu chí doanh thu. [caption id="attachment_6254" align="aligncenter" width="2000"] FPT Tower - trụ sở Tập đoàn FPT.[/caption] FPT cũng là công ty công nghệ Việt Nam duy nhất được vinh danh cùng các công ty tên tuổi như Accenture, IBM. Việc có tên trong bảng xếp hạng này một lần nữa khẳng định năng lực của Công ty trong việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ toàn diện cho các khách hàng trên quy mô toàn cầu. Cụ thể, theo Báo cáo Gartner® Market Share: Services, Worldwide, với cột mốc hơn 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài trong năm 2023, FPT đã tăng 8 bậc so với xếp hạng năm trước, đứng trong Top 50 công ty của bảng xếp hạng các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu châu Á năm 2023. Còn trong bảng xếp hạng các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu thế giới 2023, FPT đã tăng 14 bậc so với bảng xếp hạng năm trước. Tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT chủ yếu đến từ mảng dịch vụ chuyển đổi số, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây cũng là một trong những dịch vụ nổi bật nhất của FPT trên toàn cầu, với doanh thu năm 2023 tăng 45% so với cùng kỳ, tương đương 10.425 tỷ đồng. Trong đó, tất cả các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng tốt, đặc biệt, thị trường Nhật Bản chứng kiến ​​mức tăng trưởng lớn nhất với hơn 52% (tính theo đồng Yên Nhật), theo sát là khu vực châu Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng 37,7%. Năm 2023, FPT tiếp tục mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu thông qua việc mở liên tiếp các văn phòng mới tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia. Đồng thời, Tập đoàn tiếp tục thực hiện các thương vụ đầu tư chiến lược và sáp nhập với các công ty Landing AI, Intertec International, Cardinal Peak và AOSIS, tăng cường quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu trong ngành như SAP, Microsoft, AWS, Salesforce và Adobe. Tập đoàn cũng chú trọng nâng cao năng lực trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao như Chăm sóc sức khỏe, Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm (BFSI), Năng lượng, công nghệ ô tô (Automotive). Đồng thời, không ngừng đầu tư, nâng cao năng lực trong các mảng công nghệ cốt lõi như AI, Cloud, BigData… Năng lực chuyên ngành cùng thế mạnh công nghệ là “vũ khí” để FPT cạnh tranh với các công ty cùng ngành đến từ Ấn Độ, Trung Quốc để có được những hợp đồng, khách hàng quy mô doanh số trăm triệu USD, cũng như đóng vai trò thầu chính trong các dự án lớn. Năm 2023, hồ sơ khách hàng của FPT lần đầu tiên có khách hàng đạt quy mô doanh số trên 200 triệu USD. Phó tổng giám đốc FPT kiêm Tổng giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn chia sẻ: “Gia nhập câu lạc bộ các doanh nghiệp tỷ đô trên toàn cầu, FPT kiên định với cam kết cung cấp các dịch vụ và giải pháp CNTT có giá trị cao cho khách hàng trên toàn cầu. Chúng tôi sẽ “tổng lực” tập trung vào các lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như AI, công nghệ ô tô, chăm sóc sức khỏe, BFSI, năng lượng tái tạo và chip bán dẫn. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trên toàn Tập đoàn, quyết tâm vượt đẳng, vươn tầm chinh phục đỉnh cao mới trong nhóm doanh nghiệp tỷ USD toàn cầu.” Trong quý I/2024, FPT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 20,6% và 19,5%. Trong năm 2024, FPT đặt mục tiêu tăng 17,5% doanh thu và 18,2% lợi nhuận trước thuế. Công ty cũng đặt mục tiêu bước lên đẳng cấp cao hơn với cột mốc 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.
31 tháng 05, 2024
Sau hơn một thập kỷ tiên phong dẫn dắt sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), Phó tổng giám đốc Nguyễn Thế Phương cho rằng FPT đang hướng tới việc cung cấp các giải pháp AI toàn diện trên toàn cầu. "Chúng ta mới chỉ đi được 1 - 2 bước trong cuộc cách mạng AI" Giai đoạn 2023-2024, chứng khoán toàn cầu được dẫn dắt bởi ngành công nghệ với làn sóng bùng nổ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI). Chia sẻ tại hội thảo trực tuyến C2C - Connecting to Customers với chủ đề "FPT: Dẫn đầu AI – Cú hích tăng trưởng" do Chứng khoán HSC tổ chức mới đây, bà Vũ Thị Thu Thủy - Giám đốc Thông tin và Nhận định Thị trường, Khối Khoa học Công nghệ, nhận định trí tuệ nhân tạo không phải là khái niệm mới với làn sóng đầu tiên diễn ra 2018-2023 cùng với sự ra đời của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong chuỗi giá trị trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng là lớp trên cùng, được tạo nên để phục vụ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Lớp dưới đó là cơ sở hạ tầng dữ liệu với hàng loạt các công cụ, hệ thống nền tảng ví dụ như dịch vụ điện toán đám mây (Cloud service) cho các ứng dụng được vận hành. Nằm dưới cùng là hệ thống phần cứng, với các siêu chip có khả năng xử lý dữ liệu lớn, tốc độ nhanh như chip bán dẫn của Nvidia, AMD… Dẫn theo McKinsey, làn sóng bùng nổ GenAI còn đang tiếp diễn 3-5 năm tới và 2024 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của tầng giữa - cơ sở hạ tầng dữ liệu, với giá trị gia tăng lớn nhất cũng như sự cạnh tranh lớn nhất nằm ở tầng ứng dụng trên cùng. Đồng quan điểm, anh Nguyễn Thế Phương - Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính (CFO) FPT, Chủ tịch FPT Smart Cloud đánh giá lạc quan về sự phát triển của AI trong thời gian tới. Thị trường Generative AI toàn cầu đã đạt 196,63 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 37,3% trong giai đoạn 2023 đến 2030. Lãnh đạo FPT cho rằng AI đem lại hai lợi ích chính cho doanh nghiệp là tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động. Theo McKinsey, Generative AI cũng tiết kiệm 26.000 tỷ USD đến 44.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. "Với những giá trị đó, chúng tôi rất tin tưởng vào tiềm năng rộng mở của AI trong thời gian tới", anh Nguyễn Thế Phương cho biết. Anh Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud cũng cho rằng Việt Nam có dân số trẻ và là quốc gia có mong muốn tiếp nhận AI trong top đầu Đông Nam Á. Thực tế trí tuệ nhân tạo đã đi sâu vào từng ngõ ngách trong đời sống của người dân Việt Nam và tạo ra giá trị trên nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, y tế dược phẩm. "Tôi cho rằng đây chỉ là thời điểm ban đầu, tiềm năng AI còn lớn mạnh và có thể đem lại nhiều giá trị hơn nữa. Chúng ta mới bước được 1-2 bước trong cuộc cách mạng AI và còn một hành trình khá dài phía trước", CEO FPT Smart Cloud nhấn mạnh. FPT tiên phong hệ sinh thái AI toàn diện Thực tế, các doanh nghiệp Việt đã sớm đặt những viên gạch đầu tiên vào tất cả các tầng của chuỗi giá trị AI. Xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty công nghệ sang Việt Nam đang mang lại các cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt để học hỏi, đi tắt đón đầu vươn lên trong chuỗi giá trị. Với vị thế của người tiên phong trên thị trường AI và vai trò của doanh nghiệp tham gia thiết kế chip, FPT kỳ vọng sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng này. Đặt chân vào thị trường AI từ năm 2013, FPT đã xác lập được vị thế công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt sản phẩm "công nghệ Việt Nam nhưng vị thế toàn cầu". Năm 2023, FPT tập trung vào lĩnh vực AI tạo sinh (Generative AI) và Thị giác máy tính (Computer Vision). Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Nila, Landing AI và mới nhất là hợp tác chiến lược với Nvidia. Phân tích rõ hơn về vai trò của FPT trong chuỗi giá trị, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud Lê Hồng Việt cho rằng sự tiến bộ AI ngày nay gắn chặt với sự tiến bộ về công nghệ, thuật toán đám mây và với việc hợp tác chiến lược cùng Nvidia xây nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), FPT sẽ cung cấp dịch vụ đám mây GPU giúp khách hàng doanh nghiệp trên toàn cầu tiếp cận với nguồn lực cốt lõi để nâng cao năng lực nghiên cứu, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng AI, đặc biệt là AI tạo sinh... Bên cạnh đó, FPT đã xây dựng rất nhiều mô hình AI ngôn ngữ, hình ảnh, lập trình, thiết kế và đưa ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực để AI có nền tảng kiến thức đa dạng. Sau đó, FPT cung cấp nền tảng để người dùng và doanh nghiệp có thể ứng dụng một cách hiệu quả. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cung cấp những giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Như vậy có thể thấy FPT đang tham gia và gắn kết chặt chẽ vào tất cả các khâu trong chuỗi giá trị về trí tuệ nhân tạo, từ nền tảng đến mô hình, sản phẩm và giải pháp. "Vũ khí" cạnh tranh giúp FPT đi đầu trên thị trường AI Lợi thế cạnh tranh của FPT được lãnh đạo FPT Smart Cloud nhận diện trên một số yếu tố chính. Thứ nhất, FPT có quyết định sáng suốt khi đầu tư AI khi công nghệ mới chỉ mới manh nha. Đi trước các đối thủ trên thị trường tới 5 năm, hiện FPT đang cung cấp 20 sản phẩm, giải pháp khác nhau cho các doanh nghiệp trong nước, dựa trên lợi thế ngôn ngữ về sự am hiểu về những tài liệu đặc thù của Việt Nam. Với chiến lược AI hoá mọi hoạt động, FPT có vô số kiến tạo và lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp công nghệ này giữ thị phần lớn mạnh trong nước, minh chứng là 2/3 đơn vị trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của FPT. Thứ hai, không chỉ giải bài toán do FPT nghĩ ra, doanh nghiệp đang phát triển mô hình AI thông qua sự hợp tác người hưởng thụ và người tạo ra công nghệ, có nghĩa trao đổi và đào tạo khách hàng về việc ứng dụng AI như thế nào để tăng trưởng kinh doanh trong các mảng cụ thể. Đây đã trở thành mô hình rất phù hợp tại thị trường Việt Nam khi AI còn rất mới và khách hành có thể chưa hiểu hết giá trị công nghệ mang lại, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud cho biết. Thứ ba, trải qua một thập kỷ tiên phong hệ sinh thái AI toàn diện, FPT tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia AI rất lớn và vẫn còn tiềm năng mở rộng hơn nữa trong tương lai khi đầu tư Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI tại Quy Nhơn. Lãnh đạo FPT tin tưởng Việt Nam có đông đảo lực lượng lao động giỏi thuật toán sẽ bổ sung nguồn lực AI mạnh mẽ trong thời gian tới và đây sẽ là điểm sáng giúp Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm AI trên toàn cầu. Các sản phẩm AI của FPT đều mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, đơn cử như sản phẩm chuyển đổi trung tâm chăm sóc khách hàng của Home Credit, trợ lý ảo thông minh VCB digibot (Vietcombank) hay nâng cao chất lượng nhân sự với FPT AI Mentor (Long Châu),... AI sẽ là cú hích tăng trưởng cho FPT giai đoạn tới Sau hơn một thập kỷ tiên phong dẫn dắt sự phát triển AI, anh Nguyễn Thế Phương cho rằng FPT hướng tới việc cung cấp các giải pháp AI toàn diện trên toàn cầu. AI sẽ là cú hích tăng trưởng cho doanh nghiệp dựa trên ba mục tiêu chính. Thứ nhất, phục vụ nhu cầu phát triển nội bộ: tăng doanh thu, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động. Trong khi lợi nhuận tăng trưởng bền vững 20% mỗi năm, đội ngũ nhân sự công nghệ tăng không đáng kể cho thấy hiệu quả hoạt động của FPT. Thứ hai, cơ hội kinh doanh chiến lược trực tiếp từ sản phẩm/dịch vụ AI và cơ hội gián tiếp từ làn sóng AI ở bốn mảng chính là sản xuất, công nghệ oto, tài chính ngân hàng, y tế. Thứ ba, hiện thực hoá mục tiêu ghi danh Việt Nam trên bản đồ trí tuệ nhân tạo thế giới, đưa Việt Nam trở thành trung tâm trí tuệ nhân tạo của khu vực, từ hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ. Theo kế hoạch kinh doanh 2024, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng cao cho mảng Công nghệ với 21% doanh thu và 25% lợi nhuận trước thuế, lần lượt đóng góp 61% và 47,8% cho FPT. Để mảng xuất khẩu phần mềm chạm mốc doanh thu 5 tỷ USD vào 2030, trong 3 năm tới FPT chủ trương tăng tốc chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi xanh và bắt đầu chuyển đổi thông minh, tham gia sâu vào lĩnh vực Automotive, chip bán dẫn… FPT cũng có kế hoạch đầu tư riêng 300 tỷ đồng vào lĩnh vực R&D cho AI (2021-2025), đáng chú ý nhất là việc hợp tác chiến lược toàn diện với Nvidia, đầu tư 200 triệu USD cho hạ tầng AI Factory. "Chúng tôi tự tin nắm bắt cơ hội khi thị trường AI bùng nổ thời gian tới", anh Nguyễn Thế Phương cho biết. Với thương vụ hợp tác với Nvidia xây dựng Nhà máy AI, lãnh đạo FPT cho rằng điều mà Nvidia nhìn thấy tại FPT là tiềm năng từ thị trường Nhật bản - chiếm 50% doanh thu toàn cầu của doanh nghiệp. Hiện Nhật Bản đang khá chậm chân trên đường đua AI và có tiềm năng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa và đây cũng là thị trường mà FPT sẽ tập trung phát triển trong giai đoạn tới. Trả lời câu hỏi nhà đầu tư việc hợp tác Nvidia bao giờ đem lại doanh thu, lợi nhuận, lãnh đạo FPT cho rằng tuỳ tiến độ tiến độ đầu tư và giao hàng, nhưng khoản đầu tư 200 triệu USD kỳ vọng sẽ hoàn vốn khá nhanh trong thời gian 3-5 năm. Doanh thu đến từ hai phần chính là đầu tư cho hạ tầng AI Factory và Global Systems Integrator, trong đó phần về AI Factory sẽ có doanh thu trong năm nay và hạch toán tại FPT Smart Cloud, phần còn lại sẽ hạch toán vào FPT Software. Theo đó, FPT đặt tiêu năm nay sẽ có doanh thu từ Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory).
25 tháng 05, 2024
Đồng hành cam kết của Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn FPT lần đầu tiên chính thức ban hành Chính sách môi trường, trong đó làm rõ lộ trình thực hiện các bước đi cụ thể để giảm thiểu phát thải khí nhà kính (KNK) đạt Net Zero (gần bằng 0 nhất có thể) vào năm 2040. Theo đó, Chính sách môi trường của FPT được ban hành nhằm cam kết tuân thủ luật bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động có hại đến môi trường, liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường và xúc tiến các hoạt động kinh doanh có tính đến tác động môi trường. Anh Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn khẳng định trong Báo cáo ESG 2023: “Tại FPT, chúng tôi cam kết tiên phong ở Việt Nam trong các hoạt động nhằm giảm tác động phát thải khí nhà kính đạt Net Zero vào năm 2040 và ảnh hưởng tích cực tới môi trường sống, làm việc, học tập của hơn 1 triệu người lao động đến năm 2035”. Chính sách môi trường mới ban hành tập trung vào các hành động, gồm: Giảm tiêu thụ năng lượng; Giảm sử dụng hoá chất độc hại; Hạn chế chất thải - Xử lý chất thải; Thúc đẩy hoạt động tái chế; Nâng cao nhận thức về môi trường; Thúc đẩy tiêu dùng bền vững hướng tới môi trường xanh; Kiểm soát và giảm phát thải khí nhà kính. Đi cùng với hành động là các cam kết theo lộ trình của FPT về giảm thiểu tác động đến môi trường, như: 100% số liệu sử dụng năng lượng tại FPT được giám sát và 100% túi đựng rác trong văn phòng bằng các vật liệu có thể tái chế vào năm 2024; Chuyển đổi tỷ trọng điện sử dụng (2,5% lượng điện sử dụng từ nguồn điện tái tạo) và sử dụng 100% bóng đèn led vào năm 2026; Cắt giảm 15,8% tổng lượng khí thải KNK (năm 2030); Cắt giảm phát thải KNK đạt Net Zero (năm 2040). Với việc ban hành Chính sách môi trường, Tập đoàn cũng kỳ vọng người FPT tại các đơn vị, văn phòng trên toàn cầu tích cực, chủ động trong việc thực hiện tiết kiệm điện, nước (đặc biệt trong thời tiết mùa hè nắng nóng), hạn chế và tiến tới loại bỏ đồ nhựa trong sinh hoạt hàng ngày (túi nylon, sản phẩm nhựa dùng 1 lần…). [caption id="attachment_6195" align="aligncenter" width="2000"] Các tòa nhà, văn phòng làm việc của FPT được ứng dụng công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải KNK (hình ảnh campus F-Ville 2 - Hòa Lạc - Hà Nội).[/caption] Thực tế, trong năm 2023, người FPT đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường. Điều này được thể hiện qua các con số “Xanh” ấn tượng, như: 100% rác thải được phân loại tài nguồn; 100% rác thải nguy hại được xác định và quản lý theo luật; giảm lượng nước sử dụng/nhân sự/năm từ 22,8m3 (năm 2022) xuống 19,1m3 (năm 2023); 100% văn bản nội bộ được ký số; tăng 59,5% việc không sử dụng văn bản, giấy tờ so với năm 2022; 17,7 tấn rác thải được tái chế… Việc ban hành Chính sách môi trường cho thấy chiến lược nhất quán của FPT trong việc gắn tăng trưởng doanh số và lợi nhuận với phát triển bền vững, trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Đồng thời, chính sách này cũng góp phần xây dựng một môi trường làm việc hạnh phúc, cùng những điều kiện tốt nhất dành cho các CBNV sáng tạo, phát triển và thể hiện tài năng. Khánh Hưng
17 tháng 05, 2024
Tại sự kiện Product Day x Techtalk "Bệ phóng cho sản phẩm Made by FPT", các diễn giả đã chia sẻ bức tranh chung về chiến lược phát triển, định hướng công nghệ và môi trường phát triển nhóm sản phẩm Made by FPT. Sự kiện đón nhận hơn 300 khách mời đến tham dự và tham gia thảo luận. Chiều 15/5, Product Day x Techtalk đã diễn ra với chủ đề "Bệ phóng cho sản phẩm Made by FPT" tại hội trường Diamond, tòa FPT Tower. Tại sự kiện, khách mời cùng khán giả theo dõi qua livestream lắng nghe TGĐ FPT Nguyễn Văn Khoa nói về tầm nhìn và mục tiêu của Tập đoàn đối với các sản phẩm made by FPT, đồng thời tiếp cận trực quan hơn định hướng chiến lược công nghệ, môi trường phát triển các sản phẩm Made by FPT thông qua phần thuyết trình của Giám đốc Công nghệ FPT Vũ Anh Tú. Đặc biệt, nửa đầu chương trình, Chủ tịch FPT IS Trần Đăng Hoà cũng đem đến sự hấp dẫn, thu hút cho khán giả tại sự kiện với nội dung liên quan tới bức tranh mới về Made by FIS. “Làm sản phẩm đồng nghĩa với cấy thêm một gen vào cây cổ thụ FPT” Mở đầu chương trình, anh Nguyễn Văn Khoa đề cập tầm nhìn và mục tiêu của Tập đoàn đối với các sản phẩm Made by FPT đồng thời chia sẻ các câu chuyện về lý do cần phải chuyển mình từ dịch vụ sang sản phẩm và làm thế nào để các PO (product owner) - phụ trách sản phẩm FPT thêm vững tin trong hành trình song hành “đứa con tinh thần” của mình. “Chúng ta cần cân bằng được các yêu cầu về tài chính đối với các lĩnh vực và sản phẩm mới của FPT. Trước đây, FPT đặt kinh doanh, lợi nhuận lên hàng đầu, điều này đúng vì làm dịch vụ cần ‘chắt chiu’ ở phương diện tài chính. Nhưng, nếu áp dụng vào việc phát triển sản phẩm thì khó thành công, bởi, để làm được cần có số lượng khách hàng, người sử dụng, KPI đầu ra rõ ràng" - người điều hành Tập đoàn nói. Anh Khoa cũng nhận định, FPT có gốc làm dịch vụ, “làm sản phẩm đồng nghĩa với cấy thêm một gen nữa vào cây cổ thụ FPT”. [caption id="" align="aligncenter" width="2000"] Tổng Giám đốc FPT khẳng định, trên hành trình làm sản phẩm, Tập đoàn sẽ hỗ trợ về mặt quản trị, công nghệ, tài chính.[/caption] CEO FPT nhấn mạnh, hiện 90-95% PO nhà FPT đang tập trung phát triển giải pháp, sản phẩm dựa trên yêu cầu cụ thể từ khách hàng. Sắp tới, các sản phẩm Made by FPT cần đi ra từ yêu cầu người dùng thực tế. Theo anh Khoa, ở giai đoạn này, FPT không đặt áp lực lợi nhuận, các “nhà sáng chế” FPT cần phải tư duy khác đi, làm thế nào sản phẩm của FPT ra thị trường có nhiều - thậm chí cả tỷ người dùng. 4 thành tố thúc đẩy xây dựng sản phẩm thành công Được mệnh danh là kiến trúc sư trưởng của nhiều dự án công nghệ FPT, anh Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn cho rằng hiện tại FPT đang có những bước đi vững chắc trong việc xây dựng sản phẩm. Đặc biệt, FPT Smart Cloud, FPT IS, FPT Software hay FPT Telecom đang có nhiều sản phẩm hay. Theo CTO FPT, nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ xây dựng sản phẩm là hướng tới hệ sinh thái sản phẩm B2B. Hiện tại FPT có hơn 200 sản phẩm lớn - nhỏ khác nhau, cung cấp dịch vụ trên toàn Tập đoàn. Tại sự kiện, chuyên gia công nghệ hàng đầu FPT cũng chia sẻ danh sách sản phẩm công nghệ lõi của FPT. Cụ thể, ở mảng B2B, giải pháp, sản phẩm dịch vụ FPT hiện hữu và vận hành tốt ở hầu hết các lĩnh vực: sản xuất, nhân sự, tài chính, ngân hàng, y tế, marketing, kinh doanh, ôtô, bảo mật, kiểm thử, ESG, bảo hiểm, tự động hóa. Ở mảng B2C, FPT có HiFPT, FPT Play, MeduVerse, VioEdu, ViOlympic… Anh khẳng định, 4 thành tố thúc đẩy xây dựng sản phẩm thành công là chính sách; đầu tư; hạ tầng và nền tảng công nghệ; dữ liệu và người hỗ trợ nền tảng. “Các bạn hãy giữ ước mơ xây dựng sản phẩm. Công việc trách nhiệm cùa chúng tôi là xây dựng bệ phóng giúp sản phẩm của các bạn phát triển, ra mắt trên thị trường” - CTO FPT nhấn mạnh tại sự kiện. Sản phẩm phải đi từ ý tưởng khởi phát đến khi “tốt nghiệp” Chia sẻ về bức tranh mới của FPT IS trong năm nay đồng thời nhấn mạnh về nhiệm vụ 113 - Be Global Product, anh Trần Đăng Hòa - Chủ tịch FPT IS giới thiệu về bối cảnh mới của Made by FIS đồng thời gửi gắm mong muốn các sản phẩm ra mắt thị trường sẽ phát huy được tối đa thế mạnh, tự sinh lợi nhuận. Theo anh Hòa, trong tương lai, thu nhập bình quân của người Việt sẽ tăng hàng chục lần và lúc đó sẽ có hàng trăm ngàn nhu cầu dịch vụ phát triển theo, bao gồm: y tế, sức khỏe, làm đẹp, đầu tư… Như vậy, Việt Nam là thị trường phù hợp để các đối tác nước ngoài tìm đến, thử nghiệm với chiến lược toàn cầu hóa của họ. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội mở rộng, phát triển. “FPT IS cũng sẽ ‘go global’ với chiến lược 113. Nhiệm vụ của chúng tôi cần đưa sản phẩm, giải pháp hướng tới 100 triệu dân, 1 triệu doanh nghiệp” - anh Hòa nhấn mạnh. [caption id="" align="aligncenter" width="2000"] Tất cả sản phẩm đều phải đi từ ý tưởng khởi phát đến khi ‘tốt nghiệp’, đứng độc lập cũng giống như hành trình đếm từ 0-100” - Chủ tịch FPT IS chia sẻ tại Product x Techtalk 2024.[/caption] Bên cạnh đó, giải đáp thắc mắc chung về việc làm thế nào để nhóm những nhà phát triển sản phẩm an tâm trong quá trình xây dựng, đưa sản phẩm ra thị trường, Chủ tịch FIS cho biết tại FPT lộ trình xây dựng, phát triển đều đi từ ý tưởng khởi phát đến khi hoàn thành. Sau khi ‘tốt nghiệp’, nhóm làm sản phẩm có thể trở thành một công ty tương tự như FPT Smart Cloud hoặc thành lập doanh nghiệp riêng. Diễn giả đến từ FPT IS cũng cho biết thêm, công ty tập trung chính hai mảng: IT product (sản phẩm CNTT) và Product categories & Vertical industrial solutions (sản phẩm, giải pháp đặc thù theo ngành dọc dịch vụ). “Đối với IT product, ‘SAP (công ty phần mềm lớn nhất châu Âu) có gì, FPT IS có cái đó’ và ở chiều còn lại ‘ngành dọc dịch vụ cần có gì, FIS cũng có’, bám theo thế mạnh của FPT” - anh Hoà khẳng. Nửa cuối sự kiện, 4 đại diện của các sản phẩm, giải pháp: Vert Zéro, FPT.AI Knowledge Explore, FPT CX suit, NightWolf giới thiệu những nội dung chi tiết cùng lợi ích của bộ sản phẩm đã được hoàn thiện, đưa vào thử nghiệm. Đây là một trong các sản phẩm thành công từ khâu đưa ra ý tưởng, định danh giá trị sản phẩm, phát triển và đang tiến tới bước cuối cùng trong việc hoàn thiện đưa ra ứng dụng thực tiễn. Loạt sản phẩm nổi bật được giới thiệu Tại chương trình, FPT IS đem đến hai giải pháp Vert Zéro và FPT CX Suit, FPT Software đưa Nightwolf trình làng, FPT Smart Cloud cũng đem tới sản phẩm Quản trị dữ liệu thông tin thông qua trò chuyện và tìm kiếm trực quan FPT.AI Knowledge Explore. Với Vert Zéro, PO Phạm Tuân mang lại góc nhìn toàn diện về giải pháp cho người dùng qua việc giới thiệu tính ứng dụng của sản phẩm trong việc hướng tới số hóa quy trình thu thập dữ liệu môi trường. Không mới như Vert Zéro, FPT CX Suit được anh Phạm Nguyên Vũ - Giám đốc Utop khẳng định sản phẩm đã được đưa vào thực tiễn, thành công với các đối tác lớn như Unilever, FPT Long Châu. Cùng ra mắt mới đây, sản phẩm Nightwolf của nhà Phần mềm và FPT.AI Knowledge Explore của nhà Cloud lại đem đến góc nhìn mới cho tương lai về bảo mật, quản trị dữ liệu thông tin của FPT. Giải đáp thắc mắc về tính ứng dụng thực tiễn, PO sản phẩm - anh Hà Văn Bách cho biết Nightwolf đang hướng đến nâng cấp phiên bản hoàn thiện hơn với an ninh ứng dụng. Anh cũng mong các CTTV có thể sử dụng thử nghiệm tính hiệu quả trên chính hệ thống của đơn vị. [caption id="attachment_6138" align="aligncenter" width="2048"] Anh Hồ Minh Thắng - Trưởng phòng AI của FPT Smart Cloud chia sẻ tại sự kiện.[/caption] Anh Hồ Minh Thắng - Trưởng phòng AI của FPT Smart Cloud cũng đem đến tương lai mở về việc quản trị dữ liệu thông tin thông qua trò chuyện và tìm kiếm trực quan. Sản phẩm giúp doanh nghiệp truy cập hệ thống nhanh chóng, hỏi đáp linh hoạt trong kho tri thức với độ chính xác cao. Đặc biệt, FPT.AI Knowledge Explore giúp quản lý phiên bản tài liệu thông minh. Người tham dự trực tiếp tại hội trường và qua nền tảng trực tuyến sôi nổi đặc nhiều câu hỏi về tính ứng dụng thực tiễn và tiềm năng sinh lợi nhuận của các sản phẩm nói trên cho các nhóm PO. Tổng kết sự kiện Product Day x Techtalk "Bệ phóng cho sản phẩm Made by FPT", Tổng Giám đốc FPT mong muốn các nhóm xây dựng, phát triển sản phẩm khi bắt tay vào làm không cần thiết đặt vấn đề doanh thu lợi nhuận. FPT sẽ yêu cầu về mặt chỉ số như: độ phủ, cam kết khách hàng... “Hãy phát huy khát khao, dại khờ, phát huy tính sáng tạo của nhà FPT, quyết tâm đi con đường làm sản phẩm và hãy giữ nhiệt huyết máu lửa, sống chết với con đường phát triển sản phẩm”, CEO FPT nhấn mạnh. Theo Chungta
06 tháng 05, 2024
Trả lời câu hỏi về việc AI liệu có trở thành một cơ hội lâu dài hay chỉ là “cơn sốt”, anh Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud cho rằng trào lưu giúp chúng ta đi lên cao hơn, AI cũng sẽ như vậy. [caption id="attachment_6065" align="alignleft" width="2000"] Anh Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud trong sự kiện Tập đoàn FPT công bố hợp tác chiến lược toàn diện với NVIDIA để thúc đẩy nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI), cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khách hàng Việt Nam và trên toàn cầu, ngày 23.4.[/caption] AI: Cơ hội lâu dài hay "cơn sốt" mới? Trong cuộc gặp gỡ truyền thông mới đây, một câu hỏi đã được đặt ra: "Liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có phải là một cơ hội lâu dài hay chỉ là một "cơn sốt" như những xu hướng trước đây như blockchain, khởi nghiệp công nghệ,...?" Tổng giám đốc FPT Smart Cloud Lê Hồng Việt đã chia sẻ quan điểm. Theo anh Việt, nếu AI được coi là một trào lưu thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì những trào lưu này thường mang lại nhiều lợi ích. Anh nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp như FPT luôn đặt mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận, và đầu tư vào xu hướng dài hạn như AI có thể mang lại cơ hội vô cùng lớn. "Trong quá khứ, chúng ta đã chứng kiến lợi ích lớn từ các trào lưu số hoá. Cách mạng công nghiệp, ví dụ, không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn tạo ra nhiều cơ hội mới", anh Việt nhấn mạnh. Trong lĩnh vực AI, anh Việt đánh giá cao sự phát triển của nó. "Năm 2023, từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất là ChatGPT - một chatbot trí tuệ nhân tạo do OpenAI phát triển. Điều này cho thấy sự tò mò và quan tâm của nhiều người đối với khái niệm AI". Tổng giám đốc FPT Smart Cloud đi sâu vào lịch sử phát triển của AI, nhấn mạnh rằng AI đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ rule-based đến các thuật toán thông minh hơn. "ChatGPT có thể là mùa xuân mới của AI", anh nhìn nhận. “Sơ khai ban đầu, AI là hệ thống dựa trên quy tắc (rule-based), nhiều thuật toán được máy tính xử lý cùng lúc gọi là AI. Sau đó, AI ngày càng thông minh hơn. Lịch sử phát triển trí tuệ nhân tạo bắt đầu từ 1954, bắt đầu có mặt bắt đầu từ những hệ thống mô phỏng con người. Đến mùa đông AI lần thứ nhất. Sau đó, sự phát triển năng lực tính toán, ra các khái niệm mới, tạo ra cú hích nữa. Sau đó, lại đến mùa đông thứ hai rồi mùa xuân mới. "ChatGPT có thể là mùa xuân mới của AI", anh Việt nhìn nhận. Tương lai của AI và ứng dụng trong công việc Đối với tương lai và ứng dụng của AI trong công việc, anh Lê Hồng Việt cho biết, trong quá khứ, các ứng dụng của FPT trong lĩnh vực AI thường tập trung vào việc tự động hóa các công việc dễ dàng thay thế con người. Tuy nhiên, hiện nay, điều quan trọng là phải tập trung vào những công việc phức tạp, đòi hỏi tư duy cao hơn. "AI không chỉ là về lập trình nữa. Nó đã mạnh mẽ trong việc tự động hóa lập trình, mở ra không gian lớn cho AI tạo sinh", anh chia sẻ. Bloomberg dự báo rằng trong 10 năm tới, thị trường GenAI (AI tạo sinh) sẽ tăng từ 40 tỷ USD năm 2022 lên 1.300 tỷ USD vào 2032, tăng 32,5 lần. Điều này mở ra một thị trường mới lớn cho AI tạo sinh. Tại Việt Nam, Tổng giám đốc FPT Smart Cloud Lê Hồng Việt nhận thấy sự len lỏi của AI từ các quán trà đến các ngành công nghiệp, với các ngành tiên phong như tài chính và ngân hàng. Anh nhấn mạnh, AI đang mở ra một tương lai mới, và Việt Nam cũng đang bắt đầu nhận ra tiềm năng của nó. "Chúng ta có thể tương tác với AI bằng ngôn ngữ bình thường thay vì phải học ngôn ngữ lập trình. Như chúng ta có thể tương tác với ChatGPT câu từ chung đến chi tiết để khai thác năng lực AI", anh Việt kết luận.
24 tháng 04, 2024
Đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số bền vững, FPT Smart Cloud hợp tác triển khai giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro cho toàn bộ hệ sinh thái hơn 80 sản phẩm dịch vụ, đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp trong mục tiêu Net-Zero 2050. [caption id="attachment_5971" align="alignleft" width="2048"] Đại diện FPT Smart Cloud và FPT IS trong buổi ký kết hợp tác triển khai giải pháp Green Cloud.[/caption] Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), thế giới cần giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (zero) trước năm 2050 để kiểm soát nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 1.5°C, tránh các thảm họa tàn khốc. Cam kết đồng hành cùng chính phủ hiện thực mục tiêu Net-Zero 2050, Tập đoàn FPT đã có những chiến lược thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ “Made by FPT” đạt tiêu chuẩn chuyển đổi xanh. “Phát triển bền vững là một trong 5 Mega Trends của thế giới. Việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất." Theo ông Phương Trầm, Cố vấn trưởng Chuyển đổi số Tập đoàn FPT. Sở hữu hệ sinh thái giải pháp công nghệ hiện phục vụ hàng chục triệu người dùng trên toàn cầu, đại diện FPT Smart Cloud (thuộc Tập đoàn FPT) nhận định “chuyển đổi xanh” cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững, giúp giảm nhu cầu năng lượng, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.  “Việc triển khai thực hiện hệ thống giám sát, kiểm kê và hoạch định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính là bước tiến quan trọng giúp chúng tôi tiên phong hiện thực hóa mục tiêu Green Cloud, đảm bảo các sản phẩm của FPT Cloud sẽ được thống kê mức phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14064-1, IPCC 2019 và GHG Protocol. FPT Smart Cloud cam kết song hành cùng đối tác, khách hàng, tận dụng sức mạnh công nghệ để phát triển bền vững, nhân rộng các dự án chuyển đổi xanh tại Việt Nam” - Anh Lê Hồng Việt, CEO FPT Smart Cloud khẳng định.  Theo đó, FPT Smart Cloud ký kết triển khai giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro do FPT IS phát triển, cam kết minh bạch báo cáo phát thải với quy mô trên tất cả các chi nhánh tại 15 quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro sẽ được FPT Smart Cloud áp dụng xuyên suốt các quy trình vận hành của tổ chức, nhằm chủ động kiểm kê và thực thi chiến lược giảm phát thải nhà kính. Giải pháp giúp thu thập, hệ thống hóa, tự động tính toán số liệu kiểm kê khí nhà kính với thông tin tương ứng từng lĩnh vực hoạt động; xác định nguồn cùng hệ số phát thải đảm bảo tiêu chuẩn toàn cầu; hỗ trợ hoạch định chiến lược, mục tiêu giảm phát thải cho từng đơn vị, địa điểm. Đồng thời, hợp tác giữa FPT Smart Cloud và FPT IS mang lại lợi ích trực tiếp cho các đối tác và khách hàng của hai bên. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nền tảng FPT Cloud, FPT.AI cũng có thể kiểm soát được mức phát thải để phát triển bền vững, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai, đóng góp vào mục tiêu chung của Chính phủ và hướng tới trở thành các tổ chức bền vững. Hựu Ngạn
16 tháng 04, 2024
Vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe về tiềm năng phát triển, giá trị mang lại cho người dùng và xã hội, FPT Smart Cloud được xướng tên là “Nhà cung cấp dịch vụ Hạ tầng Điện toán Đám mây Tiêu biểu về Chăm sóc khách hàng” tại World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024. [caption id="attachment_5871" align="alignleft" width="6000"] Chị Vũ Kiều Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Cloud, FPT Smart Cloud nhận giải tại sự kiện.[/caption] Được tổ chức lần đầu vào năm 2014, World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit là sự kiện uy tín do Tập đoàn dữ liệu quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) phối hợp với Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam (REV), Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức thường niên, nhằm tìm kiếm và tôn vinh những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tiêu biểu, có hoạt động xuất sắc và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng trong trong năm 2024. Vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe về tiềm năng phát triển, giá trị mang lại cho người dùng và xã hội, Hội đồng cố vấn đã công bố FPT Smart Cloud là “Nhà cung cấp dịch vụ Hạ tầng Điện toán Đám mây Tiêu biểu về Chăm sóc khách hàng”. Giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây tiêu biểu” được chọn ra dựa trên kết quả bình chọn của cuộc điều tra xã hội học do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế thực hiện. Khảo sát được triển khai trên phạm vi toàn quốc, kéo dài từ ngày 15/01/2024 đến ngày 15/03/2024, thu về 54.828 mẫu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng dựa trên 3 khía cạnh: Chất lượng dịch vụ, Chăm sóc khách hàng và Phù hợp với kinh doanh. [caption id="attachment_5872" align="alignleft" width="6000"] Các đơn vị nhận giải thưởng tại World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit.[/caption] Báo cáo khảo sát trên là sự đánh giá khách quan về mức độ hài lòng của khách hàng, người sử dụng đối với nhà cung cấp dịch vụ. Nội dung và toàn bộ câu hỏi khảo sát được tư vấn bởi Hội đồng cố vấn là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. [caption id="attachment_5889" align="alignleft" width="1358"] Ông Lê Thanh Tâm, Tổng giám đốc IDG Việt Nam chia sẻ về kết quả Báo cáo.[/caption] Trong khuôn khổ sự kiện, ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông cho biết, trong năm 2024, Việt Nam sẽ tập trung vào phổ cập hạ tầng số sáng tạo và ứng dụng số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng và nâng cao năng suất lao động. Trong bối cảnh phát triển kinh tế số, điều quan trọng nhất đối với các nhà mạng và doanh nghiệp công nghệ là đảm bảo cơ sở hạ tầng chất lượng cao trên toàn quốc và thúc đẩy đầu tư vào công nghệ 5G; nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Hựu Ngạn
12 tháng 03, 2024
Gần 20 năm gắn bó với FPT, anh Lê Thanh Hải - chàng sinh viên xuất sắc ngày nào đã trở thành Phó Giám đốc Khối Công nghệ Cloud (FPT Smart Cloud). Năm 2023, với sự phát triển vượt trội của hệ sinh thái Cloud Platform-as-a-Service, anh được xướng danh là Hoa hậu FPT Smart Cloud và Top 100 FPT.  Gia nhập Tập đoàn từ năm 2005, FPT là nơi chứng kiến hành trình trưởng thành của anh với những bước ngoặt táo bạo. Năm 2018 anh nhận nhiệm vụ mới -  nghiên cứu & xây dựng Cloud Platform đảm bảo sự ổn định, nhất quán, tốc độ, linh hoạt trong phát triển và vận hành  ứng dụng. Sau hai năm thử nghiệm, nền tảng Cloud “made by FPT” mới thành hình và phục vụ các ứng dụng Software as a Service (SAAS) cho FPT IS. Đến 2020, công ty FPT Smart Cloud được thành lập, anh luân chuyển sang đơn vị mới và bắt đầu hành trình xây dựng nền tảng Cloud Platform-as-a-Service (PAAS) số 1 thị trường nội địa hiện nay.  Với quan niệm “tầm nhìn mà không được thực thi thì chỉ là mơ mộng hão huyền”, anh xác định từng mục tiêu rõ ràng cho đội ngũ. Trọng tâm là đào tạo và phát triển nhân lực, xây dựng kế hoạch mở rộng hệ sinh thái dịch vụ; lan tỏa văn hóa Engineering, Agile, DevSecOps trong nội bộ Trung tâm, mọi ý tưởng sáng tạo được khích lệ để hiện thực hóa và áp dụng hiệu quả. Năm 2023, hệ sinh thái Cloud Platform-as-a-Service (PAAS) trở thành mũi nhọn của sản phẩm FPT Cloud nói riêng và toàn FCI nói chung, đạt tỷ lệ hơn 20% khách Cloud (trong đó chủ yếu là các khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp lớn) sử dụng dịch vụ PAAS, tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà FPT Smart Cloud trong bán hàng và phát triển thị trường. Các sản phẩm của Trung tâm Phát triển Dịch vụ Nền tảng Cloud do anh đã vượt các đối thủ Cloud Tier 2 (Digital Ocean, Linode,...) ở một số tính năng đặc biệt. Đội ngũ kỹ sư Cloud “thiện chiến” dưới sự chỉ huy của anh không chỉ “vững tay code” mà còn xông pha trên mặt trận kinh doanh. Liên tục tham gia hội thảo, thực hiện tư vấn và PoC, hỗ trợ thuyết phục thành công nhiều khách hàng chuyển đổi từ các Hyperscaler (AWS, Azure, GCP) sang lựa chọn FPT Cloud. “Hải Đầu To” là nickname thân thương đồng nghiệp dành cho anh, với đặc điểm nhận dạng là thân hình mập mạp và tính cách giản dị, hiền lành.“Anh Hải là người anh lớn luôn chan hòa, thấu hiểu, sát cánh cùng nhân viên và cũng là người truyền cảm hứng để chúng tôi có thêm động lực chinh phục những thử thách. Anh là người đã dạy cho tôi biết thế nào là hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân, không bỏ cuộc trước bất kỳ khó khăn nào.” Ứng Việt Anh (Trung tâm Phát triển Dịch vụ Nền tảng Cloud) hào hứng chia sẻ khi được hỏi về vị sếp đa tài.  Hai thập kỷ cống hiến tại FPT, Lê Thanh Hải vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết. Anh cùng đồng đội đã ngay lập tức thiết lập kế hoạch cho năm 2024, với mục tiêu chuyển dịch “bức tranh” Platform-as-a-Service sang định hướng mới Platform-as-a-Business, hình thành các bộ giải pháp theo từng lĩnh vực và cung cấp theo mô hình nền tảng (platform). Anh chia sẻ: “Trước mắt là hành trình dài cần tập trung nhiều tâm sức nhưng chúng tôi không quên tinh thần người FPT là khai phá, mở lối tiên phong, vượt qua vùng an toàn để vươn ra biển lớn, có nhiều hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ chất lượng Made by FPT.” Hựu Ngạn

Đăng ký theo dõi ngay!

Đừng bỏ lỡ các thông tin mới nhất về các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi!
Đăng ký ngay